Tiến sĩ Vũ Khắc Liên và hành trình 25 năm đi xây cầu ngôn ngữ Việt - Nhật

(Ngày Nay) - Năm 2017, văn hóa Nhật Bản đã trở nên vô cùng gần gũi với người dân Việt Nam. Số lượng những cơ sở đào tạo tiếng Nhật hay các đơn vị giáo dục đưa tiếng Nhật vào trở thành ngoại ngữ giảng dạy song song với tiếng Anh theo đó cũng dần tăng lên. Đặc biệt, không thể không kể đến Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro (trực thuộc Hội giao lưu văn hóa Việt Nhật) với 25 năm không ngừng phát triển và lớn mạnh. 
TS Vũ Khắc Liên, Chủ tịch Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Giám đốc Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro
TS Vũ Khắc Liên, Chủ tịch Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Giám đốc Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro

Người đàn ông đứng đầu “con tàu” khổng lồ đó chính là một nhà kỹ trị, một nhà giáo, một nhà văn hóa - TS Vũ Khắc Liên, Chủ tịch Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Giám đốc Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro. 

TS Vũ Khắc Liên học kỹ thuật ở Nga 9 năm (từ năm 1960 đến 1969). Ông bắt đầu bằng việc làm công nhân ở nhà máy in tiền, qua nhiều vị trí công tác, năm 1983, ông Vũ Khắc Liên chính thức giữ chức Thứ trưởng trường trực Bộ Văn hóa (sau là Bộ Văn hóa Thông tin) trong 15 năm, hỗ trợ cho bốn đời Bộ trưởng.

 “Muốn đi đường dài, phải có một cây cầu ngôn ngữ”

TS Liên là một trong những người sáng lập ra Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản (1991). Với tư cách chủ tịch Hội, TS Vũ Khắc Liên đã góp phần không nhỏ trong việc liên  tục tổ chức các Lễ hội hoa anh đào, hỗ trợ Làng trẻ em Birla (Hà Nội), giúp đỡ Đội múa Núi Trúc Sakura Yosakoi (Hà Nội), hay thực hiện các dự án viện trợ nhân đạo khác như việc kết nối hãng thuốc Shionogi viện trợ không hoàn lại gần một triệu đô tiền thuốc chữa bệnh cho 14 bệnh viện các tỉnh nghèo, hàng chục xe cứu thương, cứu hỏa được gửi sang Việt Nam.

Với mục tiêu đi một con đường dài, Hội đã thống nhất xây lên một cây cầu ngôn ngữ, để có thể có nhiều hơn những thế hệ  gắn bó với việc thắt chặt mối quan hệ tốt đẹp và nhân ái giữa hai quốc gia. Đó chính là khởi đầu và động lực để TS Vũ Khắc Liên và những người cộng sự thành lập nên Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc (sau đổi thành Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro như sự tri ân đối với ông Sugi Ryotaro, Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản trong một thời gian dài).

Trong vòng 25 năm, Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro đã đi từxuất phát điểm chỉ với 2 giáo viên Nhật và 20 học viên, hiện đang có hơn 1.600 học viên cùng học tập. Lứa học viên của thưở ban đầu hiện đều đã thành công với “ngoại ngữ” như một tấm vé đưa đến những cơ hội mới.

Tiến sĩ Vũ Khắc Liên và hành trình 25 năm đi xây cầu ngôn ngữ Việt - Nhật ảnh 1

TS Vũ Khắc Liên cũng cho biết Trung tâm đang có đề án nghiên cứu phần mềm học tiếng Nhật trực tuyến với sự hỗ trợ từ phía Nhật Bản dành riêng cho học viên của Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro. Ông cười: “Tuy tôi đã già, nhưng đối với tôi không hề có điểm dừng. Phải phát triển hơn nữa, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu bây giờ. Tôi chỉ mong bản thân thật khỏe mạnh để có thế tiếp tục đồng hành cùng anh em.” 

“Khó khăn hay thuận lời đều là do con người”

Khi được hỏi đến những khó khăn xuất hiện trong 25 năm chèo lái cho con tàu lớn, người đàn ông với những trải nghiệm ở đủ mọi lĩnh vực từ Kỹ thuật, Văn hóa, giáo dục ấy khẳng định “Đa phần đều là thuận lợi. Tuy cũng có đôi chút khó khăn, nhưng dù là khó khăn hay thuận lợi ấy cũng là do con người mà ra”.

Bên cạnh ông không có Phó Giám đốc  hay một thư ký giúp việc nào nhưng bộ máy quản lý vẫn có thể vận hành trôi chảy dù ông không có mặt ở đó. Đây là điều ông rất tự hào về Trung tâm, về gia đình thứ hai của mình. Ông cho rằng điều giữ được những cán bộ gắn bó lâu dài nhất với mình không phải là tài chính, mà là họ cảm nhận được tấm lòng đối đãi quý trọng của ông dành cho họ, không phải quan hệ thủ trưởng - nhân viên, mà là quan hệ gia đình, thế nên họ cũng tận tình lại với ông.

Có vị giáo già người Nhật đã gắn bó với Trung tâm, với Việt Nam hơn mười năm. Nhà cửa có trung tâm hỗ trợ, đau ốm cũng có Trung tâm thăm hỏi. Cũng lại có một nữ giáo viên trẻ thay vì lựa chọn vào miền Nam nhận lấy một cơ hội mới hơn, đã quyết định chỉ ở lại làm việc với “ông Liên”, và về sau con cái của cô cũng được theo học ở Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Ryotaro.

Những lứa học viên cũ phát triển từ Núi Trúc, rồi sau này thành công cũng quay trở lại hỗ trợ xây dựng trường lớp, hoặc họ mang những gì mình đã học được, tiếp tục đi xa và “xây nối thêm chiếc cầu”. Những mối quan hệ tốt đẹp cứ như thế sinh sôi, hết thế hệ này đến thế hệ khác, tất thảy đều móc nối và gắn bó với nhau, như một rừng trúc thẳng tắp, cành lá đan xen, trải dài như không có biên giới. 

Ngày 26/11, TS Vũ Khắc Liên tổ chức Lễ kỹ niệm 25 năm thành lập Hội  giao lưu Văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tại khách sạn Daewoo (Hà Nội), đồng thời giới thiệu cuốn sách ảnh kể về 25 năm hành trình của Hội cũng như của Trung tâm tiếng Nhật Núi Trúc Sugi Rytaro.

Nhờ những đóng góp của mình, TS Vũ Khắc Liên vinh dự nhận Huân chương Mặt trời mọc Ánh dương vàng năm 2009 do Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam trao tặng thay mặt Chính phủ Nhật Bản và Nhật hoàng. Đây là huân chương cao quý nhất của Nhà nước Nhật Bản.

Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.