TP.HCM: Nạn cướp giật hoành hành, một lời xin lỗi thì không đủ

Mấy ngày nay, dư luận xôn xao vụ một nữ du khách người Nga bị cướp giật được công an phường đứng ra xin lỗi. Nhưng, một lời xin lỗi thì chưa đủ.
TP.HCM: Nạn cướp giật hoành hành, một lời xin lỗi thì không đủ

Lại khóc, lại bàng hoàng giữa lòng Sài Gòn

Cướp giật ở Sài Gòn như là thói quen của những kẻ thích “chôm chỉa” đồ của người khác. Những tên cướp ngang nhiên lộng hành và mục tiêu mà chúng nhắm đến là những du khách người nước ngoài.

Một vụ cướp giật xảy ra vào tháng 10/2015, anh Sepastian Gretz cùng bạn gái ra khu vực bờ kè kênh Tàu Hủ thuộc đại lộ Võ Văn Kiệt (thuộc P.Nguyễn Thái Bình, Q.1) ngồi hóng mát, bất ngờ có một nhóm thanh niên xông đến dùng dao chém anh thương tích, sau đó lục túi cướp tiền và ĐTDĐ, rồi tẩu thoát.

Bọn cướp ngày càng manh động hơn khi rạng sáng ngày 21/5/2015, một nữ du khách Anh đang đi bộ trên đường Lê Lai (Q.1) đã bị cướp giật túi xách kéo lê trên mặt đường, gây xay xát phần lưng.

TP.HCM: Nạn cướp giật hoành hành, một lời xin lỗi thì không đủ ảnh 1

Nữ du khách người Nga chỉ biết khóc khi bị cướp giật.

Hay như vụ xảy ra vào khoảng 19 h ngày 10/2/2015, bà Dzogeute (người Đức) đang đi bộ đến giao lộ Trần Hưng Đạo - Ký Con (Q.1, TP.HCM) thì bất ngờ bị hai đối tượng đi xe máy áp sát giật túi xách có tiền mặt, thẻ tín dụng, tiền Euro và khoảng 7 triệu đồng rồi tháo chạy.

Gần đây nhất là vụ xảy ra trên đường Lương Hữu Khánh (Q.1, TP.HCM) vào chiều ngày 11/3. Theo người dân gần đó, hai du khách Nga đang đi bộ trên đường thì bất ngờ, hai thanh niên đi xe máy ngược chiều, giật giỏ xách của cô gái. Quá bất ngờ với tình huống xảy ra, nữ du khách đã ngất xỉu. Khi tỉnh lại, chị chỉ biết khóc nức nở vì đã bị mất toàn bộ giấy tờ tùy thân, thẻ ngân hàng cùng 200 USD tiền mặt.

Và còn rất nhiều vụ việc khác xảy ra ngay giữa đường phố Sài Gòn, khiến du khách nước ngoài e dè, sợ hãi khi du lịch ở thành phố này.

Tái lập đội sắn bắt cướp, lấy lại niềm tin nơi du khách

Và rồi, mạng xã hội “rầm rĩ” đưa tin về việc nữ du khách Nga được Công an phường Phạm Ngũ Lão (Q.1, TP.HCM) theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đứng ra tổ chức xin lỗi công khai nữ du khách nước ngoài bị cướp ngày 11/3 vừa qua.

Hành động này được người dân hết lời khen ngợi. Nhưng đó là trường hợp duy nhất được xin lỗi, còn những du khách nước ngoài khác cũng bị cướp giật đến bị thương thì sao? Rồi người dân trong nước bị cướp giật thì thế nào? Có nên tổ chức hẳn một “ban xin lỗi” để nâng cao lại hình ảnh của thành phố du lịch này hay không?

TP.HCM: Nạn cướp giật hoành hành, một lời xin lỗi thì không đủ ảnh 2

Nữ du khách được xin lỗi sau khi sự việc xảy ra. Ảnh: Trí thức trẻ

Chuyện xin lỗi có thể dẹp sang một bên. Thực tế là cướp giật đang “hành nghề” ngay trong thành phố lớn. Trước đó, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo nhất định sẽ giảm tội phạm, công an thành phố mở đợt ra quân rầm rộ. Tất nhiên dẹp tội phạm không phải ngày một ngày hai, nhưng vụ cướp giật táo bạo này quả thật là sự thách thức đối với lực lượng công an TP.HCM. Sẽ ăn nói sao đây với dân khi bọn cướp ngang nhiên hoành hành, và ăn nói làm sao khi ngày mai, ngày kia tiếp tục xảy ra những vụ tương tự?

Nhìn lại ngày 1/3, tại hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo “Giờ chỉ có bắt tay vào làm, để tội phạm không còn đất sống”. Hay trước đó ngày 27/2, tại buổi làm việc với Ban giám đốc Công an TP.HCM, Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo: “Trong ba tháng tới, Công an thành phố phải nỗ lực hơn nữa để tình hình tội phạm phải được kéo giảm một cách rõ rệt”. Cũng trong buổi làm việc này, Bí thư Thăng còn gợi ý Công an TP có thể tái lập lực lượng săn bắt cướp hiệu quả như trước đây để có thêm một lực lượng phản ứng nhanh, góp phần bảo vệ an ninh cho người dân, du khách.

Có thể thấy đây là một trong những quyết tâm của bí thư Thành ủy và các ngành liên quan muốn vực dậy ngành du lịch vốn đã gây ra bao nỗi kinh hoàng cho du khách.

Liệu chỉ đạo của ông Thăng có dẹp được nạn cướp giật, trộm cắp ở Sài Gòn để lấy lại niềm tin nơi du khách nước ngoài hay không? Điều này chỉ còn chờ vào lực lượng công an thực hiện chỉ đạo ra sao mà thôi.

An Mai

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.