Trong Hồ Gươm còn bao nhiêu 'Cụ rùa'?

Để chứng minh ở Hồ Gươm có 5 "cụ rùa", ông Ngò cho chúng tôi xem bộ ảnh mà ông đã chụp được và chỉ ra những điểm khác nhau ở từng con rùa trong các bức ảnh đó.
Trong Hồ Gươm còn bao nhiêu 'Cụ rùa'?

Sau thông tin Rùa Hồ Gươm chết, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với ông Lưu Đức Ngò - người sở hữu hàng trăm tấm ảnh rùa được chụp tại nhiều góc độ, thời điểm khác nhau.

Ông cũng là người có những bộ ảnh mà không ai có như ảnh "cụ rùa" bơi theo chiếc thuyền giữa Hồ Gươm. Bộ ảnh cụ rùa bơi gần hết dọc Hồ gươm trong hơn 4 tiếng buổi chiều...

"Nhìn vào đường bơi đó tôi bết tốc độ bơi của "cụ" bằng 2/3 tốc độ của người chèo thuyền", ông Ngò cho biết.

Trong Hồ Gươm còn bao nhiêu 'Cụ rùa'? ảnh 1

Ông Lưu Đức Ngò, người có tình yêu tha thiết với rùa Hồ Gươm.

Ông Ngò chính là người khẳng định Hồ Gươm có ít nhất 5 "cụ rùa".

Để chứng minh ở Hồ Gươm có 5 "cụ rùa", ông Ngò cho chúng tôi xem bộ ảnh mà ông đã chụp được và chỉ ra những điểm khác nhau ở từng con rùa trong các bức ảnh đó.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc, nếu có 5 cụ rùa đã từng được ông chụp ảnh, thì rùa vừa qua đời ở Hồ Gươm là rùa nào trong số 5 rùa đó, ông Ngò cho hay:

“Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy cụ rùa đã "hóa". Nếu theo PGS. Hà Đình Đức, Hồ Gươm có 1 cụ rùa. Hình ảnh mà ông Đức đưa ra đó là "cụ rùa" thứ 4 trong bộ ảnh của tôi: có đốm trắng trên đầu, đường kính khoảng 3cm.

Nói về tuổi của cụ cũng ước chừng khoảng 300 – 400 năm. Còn về cân nặng, tôi có thể khẳng định được, cụ nặng chừng 3 tạ.

Theo quan điểm cá nhân của ông Ngò, nguyên nhân dẫn tới việc cụ rùa Hồ Gươm chết, xét về mặt sinh vật học có thể do "cụ rùa" già quá nên không tránh được quy luật “sinh - lão - bệnh - tử”.

"Theo ý kiến cá nhân của tôi, đây là 1 sinh vật có tuổi đời cao hơn chúng ta rất nhiều và gắn với dân tộc Việt Nam từ nhiều năm nay. Vì thế, chúng ta cần trân trọng, có thể dùng biện pháp khoa học để giữ lại hình dáng. Sau đó để trong tủ kính, bảo quản cho mọi người chiêm ngưỡng”, ông Ngò đưa ra quan điểm cá nhân.

Đồng thời ông Ngò cũng khẳng định, rùa trong Hồ Gươm không phải là con giải như 1 số thông tin.

Dẫn giải chắc chắn nhất về khẳng định của ông Ngò là thông tin mà PGS. Hà Đình Đức trước đó đã chia sẻ với báo chí để chứng minh rùa Hồ Gươm là rùa Lê Lợi chứ không phải giải Thượng Hải.

Mặc dù trước đó ông Peter Richard, chuyên gia bảo tồn quốc tế, nhà khoa học hàng đầu thế giới về loài Rafetus Swinhoei cũng như Giám đốc Chương trình rùa châu Á, ông Douglas Hendrie từng khẳng định rằng rùa Hồ Gươm chính là giải, cùng loài với rùa Đồng Mô, tiêu bản ở Hòa Bình và giải Thượng Hải.

Bởi lẽ, thông tin được ông Hà Đình Đức đưa ra như sau, cuối năm 2004, Viện Công nghệ Sinh học đã xét nghiệm AND để so sánh rùa hồ Gươm với các loài rùa khác và kết luận “rùa hồ Gươm là một loài rùa mới, thuộc dòng rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ.

Đề cập đến tuổi thọ của rùa Hồ Gươm, GS. TS. Mai Đình Yên – nhà khoa học của các loài động vật cho rằng: “"Cụ" rùa ở Hồ Gươm rất khó có thể đoán được tuổi. Nhiều nhà khoa học đều dự đoán cụ rùa có tuổi thọ dưới 300 năm. Giả thiết cho rằng rùa ở Hồ Gươm đã sống được 600 năm theo tôi là không có cơ sở”.

Nói về trọng lượng của rùa, GS. TS. Mai Đình Yên cho biết thêm: “Rùa là một loài động vật sinh trưởng trọng lượng không có giới hạn, càng sống lâu thì kích thước và trọng lượng cơ thể càng tăng”.

Phúc Thủy

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: