Vụ nhà 8B Lê Trực: Hiến phần vi phạm, không chấp nhận dù chỉ là ý tưởng

"Trường hợp vi phạm như 8B Lê Trực gần như là phổ biến trong thời gian qua. Nó chỉ được phát hiện và xử lý khi dư luận, báo chí vào cuộc." Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) cho biết.
Vụ nhà 8B Lê Trực: Hiến phần vi phạm, không chấp nhận dù chỉ là ý tưởng

Cắt ngọn là tất yếu

Dư luận xã hội đang cập nhật tin tức mới nhất từng giờ về việc cắt ngọn tòa nhà vi phạm xây dựng vượt phép tại số 8B Lê Trực (Ba Đình, Hà Nội). Ngay khi những tin tức về việc Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực – ông Đỗ Thế Hùng, đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét, nhiều người đã tỏ ra quan ngại.
Bên hành lang Quốc hội sáng 23/11, trao đổi với phóng viên, ĐB Cao Sỹ Kiêm (Thái Bình) nói: “Trường hợp vi phạm như 8B Lê Trực gần như là phổ biến trong thời gian qua. Nó chỉ được phát hiện và xử lý khi dư luận, báo chí vào cuộc.
Vì thế cho nên cắt ngọn là việc tất yếu.
Các cơ quan chức năng đã có chủ trương cắt ngọn là thực hiện đúng theo chủ trương pháp luật của Nhà nước. Do đó, việc cắt ngọn phần vi phạm là phải làm một cách nghiêm túc, không được nói đến chuyện phạt rồi cho tồn tại.
Nếu không xử nghiêm, cắt ngọn đúng quy định thì sự việc 8B Lê Trực sẽ thành tiền lệ xấu”.
Vụ nhà 8B Lê Trực: Hiến phần vi phạm, không chấp nhận dù chỉ là ý tưởng - anh 1

ĐB Cao Sỹ Kiêm nói: "Không chấp nhận hiến tặng phần vi phạm nhà 8B Lê Trực, dù chỉ là trong ý tưởng".

Đừng để “nén bạc đâm toạt tờ giấy”

“Đây là một vi phạm mà không thể khắc phục được. Do đó, mọi việc hiến tặng hay bất cứ phương pháp gì dù chỉ là trong ý tưởng cũng không nên áp dụng trong trường hợp này.
Bởi vì, hiến tặng cho Nhà nước, Nhà nước đâu có cần. Không thể vì một tý lợi ích vật chất để hy sinh kỷ cương, kỷ luật, pháp luật dẫn đến một tiền lệ xấu trong xã hội được. Không thể lấy đồng tiền để phá hoại luật pháp. Đừng để “nén bạc đâm toạc tờ giấy”, ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Vị ĐBQH nguyên là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải thích thêm: “Điều đó, không những không có lợi về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn đến xã hội và lòng tin của nhân dân.
Không thể làm mất đi tính thượng tôn của pháp luật bằng những việc làm vô lý.
Nếu đồng ý hiến tặng phần vi phạm tòa nhà 8B Lê Trực cho Nhà nước thì chắc chắn sẽ còn có những trường hợp vi phạm tương tự thậm chí là nặng nề hơn rất nhiều và lại sẽ có những trường hợp hiến kế xiên xẹo hơn nữa”.
“Thường những người vi phạm sẽ tìm mọi cách để lẩn tránh hoặc thậm chí làm giảm thiệt hại của mình xuống.

Không để "dễ xây, khó phá"

Nhưng về phía Nhà nước, đối với các cơ quan công quyền, để đảm bảo kỷ cương pháp luật nghiêm minh, không có Lê Trực thứ 2 trong thời gian tới thì phải làm nghiêm túc, kiểm tra thường xuyên, kịp thời. Không chấp nhận bất cứ một vận dụng nào làm xiên xẹo chủ trương của Nhà nước, khiến cho pháp luật thiếu nghiêm minh được.
Tòa nhà 8B Lê Trực là một công trình có thể nói là xây lên thì dễ mà phá đi cực khó. Nó gây ra những thiệt hại cực lớn, không chỉ cho chủ đầu tư mà Nhà nước cũng ảnh hưởng.
Tuy vậy, tôi cho rằng, vẫn phải làm một cách nghiêm túc, cắt ngọn vi phạm theo đúng quy định để rút ra bài học kinh nghiệm, tránh có thêm những công trình như thế này nữa và đảm bảo được quy hoạch đô thị một cách nghiêm túc”, ĐB Cao Sỹ Kiêm nhấn mạnh.
Trước đó, trong buổi sáng 21/11 tiến hành tháo dỡ, cắt ngọn tầng tum và tầng 19 tòa nhà 8B Lê Trực, trả lời báo chí, ông Đỗ Thế Hùng, Giám đốc Ban quản lý dự án, đại diện chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực (Ba Đình – Hà Nội), đã đề xuất phương án được hiến phần xây dựng vi phạm tại toà nhà này cho Nhà nước để dư luận xem xét.
Theo vị Giám đốc Ban quản lý dự án, thay vì cắt ngọn, sẽ tốt hơn nếu giữ nguyên phần diện tích này để hiến cho Nhà nước, sử dụng vào những việc có ích cho xã hội.
Ông Đỗ Thế Hùng nói: “Công trình của chúng tôi đã sai, chúng tôi xin nhận khuyết điểm. Tuy nhiên, vấn đề tôi muốn nói ở đây là không chỉ chúng tôi sai, liệu công trình chúng tôi có nằm trong vị trí nhạy cảm bắt buộc phải cắt ngọn, hay là chúng ta có thể dùng vào việc khác. Tôi đưa ra phương án này để dư luận, các cơ quan chức năng xem xét”.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.