Vụ sập cầu Ghềnh: Vẫn duy trì 5 đôi tàu chạy Hà Nội – Sài Gòn

Đó là khẳng định của Tổng công ty Đường sắt VN chiều ngày 21/3, một ngày sau sự cố sà lan đâm sập cầu Ghềnh (Đồng Nai).
Vụ sập cầu Ghềnh: Vẫn duy trì 5 đôi tàu chạy Hà Nội – Sài Gòn

Xung quanh vụ sà lan đâm sập cầu Gềnh, chiều 21/3, Tổng công ty Đường sắt VN cho biết, ngay sau khi xảy ra sự cố, lãnh đạo các đơn vị chức năng của Tổng công ty ĐSVN đã có mặt tại hiện trường, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức cựu hộ, cứu nạn và giải quyết sự cố.

Trong chiều 20/3 và sáng 21/3, các đồng chí lãnh của Tổng công ty ĐSVN (Chủ tịch HĐTV Trần Ngọc Thành, TGĐ Vũ Tá Tùng…) đã có mặt tại hiện trường cùng với lãnh đạo Bộ GTVT và UBND tỉnh Đồng Nai trực tiếp chỉ đạo phương án khắc phục và triển khai phương án tổ chức chạy tàu thay thế, đảm bảo an toàn, giảm thiểu thiệt hại do sự cố gây ra.

Vụ sập cầu Ghềnh: Vẫn duy trì 5 đôi tàu chạy Hà Nội – Sài Gòn ảnh 1

Hiện trường vụ sập cầu

Theo đánh giá của đơn vị này, vụ sập cầu tuy không gây thiệt hại về người và phương tiện nhưng đã khiến giao thông vận tải (đoạn qua cầu Ghềnh) bị tệ liệt hoàn toàn, ảnh hưởng đến việc tổ chức chạy tàu của 13 đôi tàu khách và 7 đôi tàu hàng trên tuyến.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Tổng công ty ĐSVN kịp thời phong tỏa và dừng chạy tàu khu gian Biên Hòa – Dĩ An, không để xảy ra thiệt hại về người và phương tiện; đồng thời triển khai phương án chuyển tải hành khách từ Ga Biên Hòa vào Ga Sài Gòn và ngược lại.

Theo thống kê của Tổng công ty Đường sắt VN, tính đến sáng 21/3, ĐSVN đã thực hiện chuyển tải 21 đoàn tàu với tổng số 5.207 hành khách an toàn.

“Mặc dù phải kéo dài thời gian đi tàu do thực hiện việc chuyển tải nhưng hầu hết hành khách đều tỏ ra thông cảm với sự cố không mong muốn của ngành ĐS. Nhiều hành khách cho biết, mặc dù, trong thời gian khắc phục sự cố, ngành ĐS sẽ phải thực hiện việc chuyển tải đoạn từ Sài Gòn – Biên Hòa và ngược lại nhưng hành khách vẫn lựa chọn đi lại bằng tàu hỏa vì sự an toàn và thái độ phục vụ tích cực của nhân viên ĐS khi xảy ra sự cố”, Tổng công ty Đường sắt VN cho biết.

Theo Tổng công ty ĐSVN, trước mắt để đảm bảo vận tải ĐS liên tục, thông suốt, trong thời gian khắc phục sự cố, đơn vị này sẽ thực hiện việc điều chỉnh phương án chạy tàu phù hợp trên tuyến Bắc – Nam theo nguyên tắc: Phương án tổ chức chạy tàu điều chỉnh giảm thiểu ảnh hưởng đến lịch trình chạy tàu khách hiện hành, tránh gây ảnh hưởng đến hành khách. Việc thay đổi lịch trình chạy tàu chủ yếu thực hiện đối với khu đoạn từ Nha Trang trở vào.

“Hành khách có nhu cầu đổi trả vé liên quan đến việc chuyển tải hành khách, thay đổi lịch trình sẽ không phải thanh toán phí đổi, trả. Các công ty VTĐS, Chi nhánh khai thác và các ga sẽ bố trí nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn hành khách đổi, trả vé, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho hành khách”, Tổng công ty ĐSVN cho biết.

Theo đơn vị này, đối với hành khách tiếp tục có nhu cầu đi lại bằng ĐS, trong thời gian khắc phục sự cố không phải chỉ trả chi phí chuyển tải, các hoạt động bán vé và vận chuyển hành khách của Tổng công ty ĐSVN vẫn diễn ra bình thường.

Cụ thể: Tổng công ty ĐSVN vẫn duy trì tổ chức chạy 2 đôi tàu Hà Nội – Nha Trang (SE1/2, SE7/8); 5 đôi tàu khách Hà Nội - Sài Gòn và ngược lại (TN1/2, SE3/4, SE5/6, SE21/22, SE25/26) có chuyển tải hành khách giữa ga Sóng Thần và ga Biên Hòa; duy trì chạy 3 đôi tàu khách địa phương (Vinh – Sài Gòn, Quy Nhơn – Sài Gòn, Nha Trang – Sài Gòn).

Đối với việc vận tải hàng hóa, Tổng công ty ĐSVN sẽ tiếp tục tổ chức vận chuyển hành hóa từ các ga phía Bắc vào đến ga Bình Thuận và ngược lại.

“Hàng hóa tại khu vực phía Nam được tổ chức xếp dỡ tại các ga Long Khánh, Trảng Bom, Hố Nai. Do năng lực xếp dỡ tại các ga này hạn chế, các Công ty CP Vận tải ĐS sẽ chủ động thông báo và trao đổi với khách hàng tìm phương án trả hàng sớm nhất, không để đọng dỡ...”, Tổng công ty ĐSVN cho biết.

Trước đó, 11 giờ 35 phút trưa ngày 20/3/2016, tàu kéo sà lan từ hạ nguồn lên thượng nguồn sông Đồng Nai đã đâm vào trụ cầu Ghềnh (tại km 1699+860 thuộc khu gian đường sắt Biên Hòa - Dĩ An) làm gãy trụ cầu và làm sập hai nhịp 2 và 3 của cầu.

Ngay sau khi xảy ra sự cố, chiều cùng ngày, lãnh đạo Bộ GTVT đã thành lập Tổ công tác đặc biệt bao gồm 14 thành viên, do ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Tổ trưởng và các ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nguyễn Văn Điệp, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai làm Tổ phó trực tiếp đến hiện trường sự cố để xác định nguyên nhân; sơ bộ đánh giá, xác định mức độ hư hỏng cầu Ghềnh và chỉ đạo công việc liên quan đến khắc phục sự cố cầu.

Hiện các đơn vị chức năng của ngành giao thông và tỉnh Đồng Nai đang tích cực tìm cách khắc phục sự cố, sớm thông cầu trở lại.

Theo Infonet

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.