Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về thay thế 'cụ' rùa gây tranh cãi

Trước ý kiến đưa rùa Đồng Mô thay thế cụ rùa Hồ Gươm đã có nhiều quan điểm trái chiều giữa các thế hệ và thậm chí cả giới chuyên gia.
Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về thay thế 'cụ' rùa gây tranh cãi

Vào khoảng 17 giờ ngày 19/1, người dân phát hiện xác “cụ” rùa nổi lên tại khu vực đối diện trụ sở báo Hà Nội Mới và đã có dấu hiệu bốc mùi. Sau khi rùa Hồ Gươm qua đời, xác rùa được đưa vào Đền Ngọc Sơn rồi chuyển về bảo quản tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam.

Nói về việc thay thế "cụ rùa" ở Hồ Gươm, trả lời trên VnExpress, GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, từ lâu hồ Hoàn Kiếm luôn gắn với hình ảnh rùa hồ Gươm. Do đó, ông đề xuất đưa rùa hồ Đồng Mô (thị xã Sơn Tây, Hà Nội), họ hàng cùng loài để thay thế.

Đồng ý với phương án thay thế rùa hồ Gươm bằng cá thể cùng loài, tuy nhiên PGS Hà Đình Đức cho rằng việc tìm kiếm hiện nay rất khó khăn, bởi rùa hồ Gươm là loài hoàn toàn mới, có tên khoa học là Rafetus leloii, không cùng loài với rùa hồ Đồng Mô. Thêm vào đó, trên thực tế, về hình thái, rùa Đồng Mô và rùa Hồ Gươm khác nhau rất nhiều. Chưa kể, môi trường ở Đồng Mô cũng khác và sạch hơn so với môi trường hiện tại của hồ Hoàn Kiếm.

Ý tưởng đưa rùa Đồng Mô về thay thế 'cụ' rùa gây tranh cãi ảnh 1

Về việc tìm hậu duệ dọc sông Hồng, ông Đức cũng cho rằng rất khó vì số lượng loài có hình dáng giống rùa hồ Gươm ngày càng ít do người dân săn bắt và điều kiện có nhiều thay đổi hơn trước.

Một nhà khoa học khác thì cho rằng, rùa hồ Đồng Mô và hồ Gươm chưa xác định là cùng loài hay không nên khó nhận được sự đồng ý của mọi người. “Tôi rất muốn lấy gene của rùa hồ Đồng Mô để xác định và so sánh, nhưng việc đó là ngoài ý muốn vì gặp khó khăn trong việc quây bắt”, vị chuyên gia cho hay.

Ông Đoàn Văn Thịnh, quản lý hoạt động nuôi trồng khai thác thủy sản hồ Đồng Mô (Công ty TNHH MTV làng văn hóa) cho rằng nếu đưa rùa hồ Đồng Mô về hồ Gươm “chắc chắn rùa Đồng Mô không tồn tại được” do nước ô nhiễm.

Hơn thế, việc bắt rùa Đồng Mô cũng là vấn đề nan giải. “Hồ Gươm diện tích nhỏ, nước nông, địa hình thuận lợi nên có thể dễ dàng bắt rùa. Nhưng diện tích mặt nước hồ Đồng Mô rộng cả nghìn ha, có chỗ sâu 20 m, nhiều hốc đá rộng hàng trăm mét”, ông Thịnh nói.

Ông Thịnh cho biết thêm, đơn vị bảo tồn rùa nói có một cá thể trong hồ nhưng từ thực tế quan sát ông khẳng định có 3 cá thể rùa với trọng lượng khoảng 100 kg. Bởi nhiều lần ông và công nhân đã trông thấy rùa nổi cùng lúc ở các điểm khác nhau.

Theo ông Thịnh, hồ Đồng Mô thuộc làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, nên việc để rùa sống ở hồ cũng hợp tình hợp lý, mang giá trị văn hóa tinh thần chung cho cả nước, không nhất thiết phải chuyển xuống hồ Gươm.

ATP cho rằng, rùa hồ Gươm và rùa ở hồ Đồng Mô cùng loài và có thể lai tạo giống. Thậm chí có lần tổ chức này đưa ra đề xuất được cho là giải pháp cuối cùng khi nghĩ đến chuyện ghép đôi sinh sản rùa ở Đồng Mô với rùa Trung Quốc, để bảo tồn loài rùa này trước nguy cơ tuyệt chủng.

Không chỉ gây tranh cãi trong giới chuyên gia, phương án thay thế rùa hồ Gươm cũng nhận được nhiều trái chiều từ người dân cũng như cộng đồng mạng.

Có khá nhiều ý kiến đồng tình với việc đưa rùa về thay thế "cụ" rùa đã mất.

Ông Lãng Văn Lâm (quê Thái Bình) cho rằng: “Dù là rùa ở đâu, nếu như phù hợp với điều kiện sống ở đây thì đó là điều nên làm. Bởi vì đây là Hồ Gươm, ở đây có Tháp Rùa, Rùa nâng gươm lên cho Lê Lợi đánh trận rồi có sự tích hoàn trả lại gươm nên nhất thiết ở đây phải có rùa. “Măng non nối tiếp tre già, đời con nối tiếp đời cha diệt thù”, nếu như đã tồn tại được sự tích như vậy qua bấy nhiêu thế hệ rồi thì chỉ cần là rùa ở trên đất nước này, nếu như phù hợp thì hoàn toàn nên làm”.

Ông Hoàng Văn Phước (50 tuổi, Thừa Thiên Huế) ra Hà Nội công tác và tranh thủ ra thăm Hồ Gươm bày tỏ quan điểm: “Đang trên đường ra đây thì được tin Rùa Hồ Gươm chết, dù không phải người Hà Nội nhưng khi nghe tin tôi vẫn cảm thấy ngỡ ngàng, thiếu thốn khi ở hồ này không còn rùa nữa. Về mặt khoa học, nếu rùa Đồng Mô cùng chủng loại với rùa Hồ Gươm thì được, nếu không thì thôi. Còn về giá trị văn hóa, cái gì cũng phải có sự thay thế, và Hồ Gươm vẫn nên có rùa”.

Bên cạnh đó, có một phần không nhỏ ý kiến phản đối vì nhiều lý do.

Trả lời trên báo Gia đình và xã hội, bạn Hoàng Minh Phượng (23 tuổi) cho rằng : “Hồ Gươm giờ bẩn lắm, rùa kia sang liệu có sống được không? "Cụ" chết rồi thì nên để là ký ức tâm linh thì sẽ đẹp hơn. Giờ đưa rùa khác đến, không nổi vào những dịp quan trọng như trước nữa thì sẽ ra sao…Người dân liệu có còn hào hứng với rùa Hồ Gươm nữa không?

Bạn có nick name Quốc Duy bày tỏ: "Đưa về thay thế thì cũng không thể biến nó thành rùa Hồ Gươm được. Thôi thì coi như Rùa Hồ Gươm là một huyền thoại, xâu 1 tượng đài Rùa trên hồ, vậy là Huyền thoại lại đi mãi với thời gian."

Bạn có nick name Trung Nguyễn còn làm một bài thơ vui để phản đối việc đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm:

Tui đang yên ổn ở Đồng Mô
Tui đâu có thích về Bờ Hồ
Các nhà khoa học đừng làm vậy
Hồ Gươm tui chẳng sống nổi mô!

Hồ Gươm tuy cũng gọi là hồ
Nhưng mà lại chẳng giống Đồng Mô
Tôi xin các bác đừng mời cố
Tôi ở đây chừ chẳng đi mô!

Còn theo góc độ lịch sử - văn hóa, PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng – Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng cho rằng: “Dưới góc độ văn hóa, một biểu tượng không thể thay thế bằng một biểu tượng khác. Nếu như thay thế thì chưa chắc sẽ tạo được hiệu ứng tốt. Người dân đã quá quen với "cụ Rùa" bấy lâu rồi, giờ "cụ" mất đi và nếu có thay thế thì cũng không bù lấp được khoảng bất mãn ấy”.

Vân Trang

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.