10 triệu khẩu trang diệt virus corona 'made in Việt Nam' xuất khẩu vào châu Âu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Thế giới đang chứng kiến đợt bùng phát nặng nề dịch bệnh do các biến thể mới của virus Corona gây ra, nhu cầu về khẩu trang và trang thiết bị bảo hộ y tế tăng cao trên toàn cầu.

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2021, hơn 10 triệu chiếc khẩu trang Wakamono - khẩu trang y tế diệt virus Corona lên đến 99 % đầu tiên trên thế giới và đã được CE của Châu Âu công nhận và cho phép ghi trên nhãn hộp đã được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Bồ Đào Nha, Ý, Úc, NZ, Mỹ.

Đặc biệt đây là một sản phẩm công nghệ mới, chưa từng có trên thế giới, 100% do người Việt Nam phát minh ra và làm chủ công nghệ từ sản xuất nguyên liệu đến ra thành phẩm, và sản xuất ngay tại Việt Nam và đã được đăng ký bảo hộ tại Mỹ.

10 triệu khẩu trang diệt virus corona 'made in Việt Nam' xuất khẩu vào châu Âu ảnh 1

Lại Nam Hải – Chủ tịch hội đồng quản trị và là người phát minh khẩu trang Wakamono

Theo AZOnano tờ báo công nghệ hàng đầu tại Anh đưa tin về khẩu trang đầu tiên trên thế giới diệt virus corona của Wakamono:

Wakamono là công ty Công nghệ được thành lập năm 2010 tại Việt Nam. Wakamono đã thành công trong việc sản xuất khẩu trang y tế diệt coronavirus lên đến 99% đầu tiên trên thế giới. Khẩu trang này đã cho thấy hiệu quả tiêu diệt 99% virus Corona.

Theo AZOnano cho biết: khẩu trang tiêu chuẩn N95 có thể lọc ra 95% hạt có kích thước xấp xỉ 0,3 micron. Tuy nhiên, virus corona có kích thước xấp xỉ 0,05 - 0,2 micron. Người dùng luôn được khuyến cáo rằng không nên chạm vào bề mặt khẩu trang để tránh nhiễm bẩn cho cả hai mặt.

Các vi sinh vật gây bệnh bám dính hoặc mắc kẹt trên bề mặt khẩu trang vẫn còn sống và lây nhiễm. Theo nghiên cứu coronavirus tồn tại đến bảy ngày trên khẩu trang dùng một lần.

Các nhà khoa học tại Wakamono đã phát triển khẩu trang y tế với đặc tính kép, vừa có khả năng lọc các mầm bệnh có hại, vừa có khả năng tiêu diệt virus bằng lớp vải có phủ hợp chất bionano diệt virus độc quyền do chính Wakamono sản xuất trong cấu trúc 4 lớp của khẩu trang.

Đặc biệt, gần đây các biến thể chủng Coronavirus được phát hiện tại Anh, Pháp, Đức và một số nước khác với khả năng lây nhiễm cao hơn từ 50 -70% so với chủng vi rút ban đầu đã làm tình trạng dịch bệnh trở nên phức tạp.

10 triệu khẩu trang diệt virus corona 'made in Việt Nam' xuất khẩu vào châu Âu ảnh 2

(Hình các sản phẩm ứng dụng vải diệt virus và vi khuẩn của Wakamono)

Khẩu trang Wakamono đã được kiểm nghiệm và chứng minh hiệu quả tiêu diệt các loại virus bao gồm vi rút màng bọc như virus cúm (influenza virus) H1N1 và virus không màng bọc như virus bại liệt như Polio loại I (Poliovirus-I), đặc biệt là tiêu diệt chủng virus Corona lên đến 99% ngay khi tiếp xúc. Đây được xem như là bằng chứng về khả năng tiêu diệt tất cả các biến thể của Human Coronavirus.

Hiệu quả tiêu diệt virus của khẩu trang đã được kiểm tra và chứng nhận bởi các phòng thí nghiệm độc lập có uy tín và đáng tin cậy theo tiêu chuẩn ISO 18184: 2019. Ngoài ra, khẩu trang Wakamono đạt tiêu chuẩn cao nhất theo FDA Hoa Kỳ ASTM F2100 cấp 3 và CE EN 14683 Loại IIR của Châu Âu.

Việc sử dụng khẩu trang diệt virus corona 99% của Wakamono có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ lây nhiễm vì nó sẽ giảm lây truyền vi rút một cách hiệu quả. Do đó, sự phát triển này có thể hoạt động như một công cụ tiềm năng để chống lại đại dịch COVID-19.

Hướng mở cho cơ hội bước vào thị trường được dự báo đạt 99,9 tỷ đô vào năm 2027 bằng công nghệ vượt trội.

Ông Lại Nam Hải cho biết thêm là việc phát minh chính trong chiếc khẩu trang Wakamono là tích hợp hợp chất Bionano từ thiên nhiên được đặt tên là Gecide có khả năng diệt các loại vi rút và vi khuẩn trên 99 % ngay khi tiếp xúc được ứng dụng từ Công nghệ Nano Biotech – An toàn sinh học.

Bên cạnh đó, hợp chất này không chỉ ứng dụng vào việc phủ lên khẩu trang mà còn mở ra rất nhiều ứng dụng khác không chỉ trong các sản phẩm kháng khuẩn và diệt khuẩn trong y tế bao gồm áo choàng phẫu thuật, khăn lau.., mà còn trong nông nghiệp, xử lý môi trường, trong ngành hóa mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc trong tương lai.

Theo Fortune business insights thì tổng thị trường thế giới về Medical clothing market là 63,3 tỷ đô la trong năm 2019 dù chưa có đại dịch COVID-19 diễn ra, và dự báo sẽ đạt 99,9 tỷ đô la vào năm 2027.

Cũng theo ông Lại Nam Hải: "Tại Việt Nam, hiện nay sản phẩm đang được bán với giá rẻ hơn 40% giá thị trường thế giới với chất lượng tương đương, điều quan tâm lớn nhất là sản phẩm này phải được phục vụ cho người dân mình sau khi chúng tôi loại bỏ hết các khoản chi phí về công nghệ, thuế và vận chuyển tại Việt Nam. Đó là 1 lời cám ơn và biết ơn vì mình được sinh sống tại đất Việt mới có thể làm được việc này.”

Theo Giáo sư Sinh học, Nhà giáo Nhân dân Việt Nam - Nguyễn Lân Dũng nhận định: “Chúng ta cũng biết rằng virus rất nhỏ, để làm được việc chống virus là quá khó, mà lại còn là người Việt Nam trong điều kiện nghiên cứu không có nhiều. Thế nhưng mà anh đã làm được quá giỏi và làm cho hai tiếng – Việt Nam nổi bật trên thế giới trong giai đoạn chống COVID-19. Tôi thấy rất cảm phục và tin tưởng các nhà khoa học trẻ Việt Nam, còn có nhiều nhà khoa học sẽ cống hiến lớn cho thế giới.“

Ông Nguyễn Lân Hiếu – Bác sĩ, Phó giáo sư, Tiến sĩ Y khoa, Giám đốc bệnh viện Đại Học Y Hà Nội chia sẻ: “Tôi cũng thấy đây là một phát kiến rất đột phá và tôi rất mong muốn các bác sĩ, điều dưỡng có thể sử dụng phương tiện này. Nếu có thể, đây là một chất phủ mà chúng ta có thể nhân rộng ra, không chỉ khẩu trang, chúng ta có thể làm mũ y tế, quần áo y tế, thậm chí là những phương tiện trên người bệnh nhân,... chúng ta có thể phủ chất chống virus này. “

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.