Bãi rác Đa Phước: Miếng ‘gân gà’ của thành phố giờ ra sao?

(Ngày Nay) - Khi gió Tây Nam thổi, khu vực Nam Sài Gòn lại bị "tra tấn" bởi mùi hôi thối nồng nặc từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước (còn gọi là Bãi rác Đa Phước, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh). Mặc dù người dân liên tục gõ cửa các cơ quan công quyền để cầu cứu nhưng sự việc vẫn không được giải quyết triệt để.

Mỗi ngày có khoảng 600 xe tải 10 tấn chở rác vào Bãi rác Đa Phước. Ảnh: Linh Vũ
Mỗi ngày có khoảng 600 xe tải 10 tấn chở rác vào Bãi rác Đa Phước. Ảnh: Linh Vũ
Đấu tranh suốt 4 năm nhưng vô vọng
Nhiều năm qua, người dân tại khu vực phía nam Sài Gòn (gồm quận 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình Chánh), đặc biệt là cư dân Phú Mỹ Hưng liên tục than phiền về mùi hôi thối xuất phát từ Bãi rác Đa Phước tấn công môi trường sống. Cứ vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), độ ẩm trong không khí cao và hướng gió chủ đạo là hướng Tây - Tây Nam, mùi hôi phát sinh từ bãi chôn lấp rác có nồng độ đậm đặc hơn so với mùa khô, không khuếch tán được lên cao, theo hướng gió tác động trực tiếp đến sinh hoạt, sức khỏe của người dân quanh khu vực và gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Trên mạng xã hội Facebook, nhóm cộng đồng "Sự thật mùi hôi thối ở Phú Mỹ Hưng" được tạo ra để kết nối, chia sẻ thông tin, ghi lại nhật ký mùi hôi và cùng nhau lên tiếng về tình trạng ô nhiễm này suốt 4 năm qua. Trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6/2020, hơn 3.000 thành viên là cư dân sinh sống tại các cao ốc như: Lacasa, Mỹ Thái, Era Town,... (quận 7), Hoàng Anh Gia Lai, Silver Star, Sài Gòn South,... (huyện Nhà Bè),… liên tục phản ánh về mùi hôi phát ra từ núi rác khổng lồ Đa Phước, cao đến hơn 15m.
"Người dân Nam Sài Gòn đã vật lộn với mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước và một số công ty xử lý chất thải tại Đa Phước gần 4 năm nay. Dù có hàng trăm bài báo nhưng mỗi năm mùi hôi thối không những không cải thiện mà ngày càng kinh khủng hơn. Đỉnh điểm là ngày 5/6, mùi hôi thối tràn ngập suốt khu Nam từ 15g đến tận rạng sáng ngày 6/6. Mùi hôi thối này đã ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của toàn bộ người dân Phú Mỹ Hưng nói riêng và khu Nam nói chung.
Trong 4 năm qua, hàng chục đơn khiếu nại tập thể đã gửi đi đến các cấp chính quyền nhưng mọi việc vẫn không được giải quyết thấu đáo, thoả đáng khiến đời sống và tinh thần người dân khu Nam ngày càng trở nên bí bách hơn" - quản trị viên Hongthu Nguyen viết.
Bãi rác Đa Phước: Miếng ‘gân gà’ của thành phố giờ ra sao? ảnh 1

Người dân khu nam Sài Gòn liên tục lên tiếng phản ánh về tình trạng hôi thối xuất phát từ bãi rác Đa Phước. Ảnh: Chụp màn hình

Theo chị Nguyễn Hồng Thu, chủ tài khoản Hongthu Nguyen, ròng rã suốt 4 năm qua, chị và nhiều cư dân ở quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh,... đã cùng nhau gửi hàng chục lá đơn tới Chính phủ, UBND TP.Hồ Chí Minh, Sở Y tế, Sở TNMT, UBND quận, huyện,... Chính phủ cũng từng chỉ đạo thành phố giải quyết giúp dân, nhưng rồi tình hình vẫn không được cải thiện mà còn có dấu hiệu tăng lên.
Bãi rác Đa Phước được ví như miếng "gân gà - dai nhách nuốt không trôi nhưng nhả ra lại phí", người dân cứ miệt mài đấu tranh còn thành phố thì chưa có cách giải quyết triệt để. Thế nên, các khu dân cư bị ảnh hưởng đang nhờ luật sư tư vấn pháp lý để tiến hành khởi kiện Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions, gọi tắt là Công ty VWS) chịu trách nhiệm về thiết kế, xây dựng và vận hành Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước.
Chuyển nhà vì mùi hôi thối
Theo ghi nhận của phóng viên Ngày Nay vào sáng ngày 11/6, xe chở rác của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố và các Công ty TNHH Dịch vụ công ích quận, huyện,... vẫn hoạt động bình thường. Mỗi ngày có khoảng 600 xe 10 tấn chở rác thải sinh hoạt từ khắp nơi trong thành phố lưu thông vào quốc lộ 50 về Bãi rác Đa Phước. Ngoài ra còn có hàng trăm xe tải chở bùn thải, bùn hầm cầu,... về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước, xử lý.
Người dân sống trên Quốc lộ 50 (xã Đa Phước) cho hay, trước đây bãi rác không hôi nhiều, nhưng khoảng vài ba năm gần đây thì mùi hôi ngày càng nồng nặc. Những ngày trời nắng thì mùi hôi thối vẫn xuất hiện nhưng với nồng độ thấp, chỉ cần một cơn mưa đổ xuống là cả khu vực quanh bãi rác chìm trong mùi hôi. Chịu ảnh hướng nặng nhất là người dân ấp 1, 2 và 3 xã Đa Phước.
"Một ngày khoảng 3 lần mùi hôi bốc lên nồng nặc, là những lúc họ (Bãi rác Đa Phước - PV) mở bạt phủ để đổ rác vào, nhất là buổi tối. Người dân ở đây phán ánh nhiều lần rồi mà có gì thay đổi đâu, nó (Bãi rác Đa Phước - PV) mạnh như súng mà" - một người bán nước gần khu vực đường vào bãi rác, xin giấu tên, cho hay.
Bãi rác Đa Phước: Miếng ‘gân gà’ của thành phố giờ ra sao? ảnh 2

Bãi rác Đa Phước nằm trên diện tích 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD, hoạt động trong 24 năm. Ảnh: Google Earth

Mặc dù ở cách khu vực Bãi rác Đa Phước nhiều cây số nhưng cô Lan Ngọc (cư dân Lacasa, quận 7) vẫn cảm nhận rõ rệt mùi hôi của rác: "Lúc mới chuyển về Lacasa, tôi phát hiện mùi hôi nhưng nghĩ là do bãi trung chuyển rác ở đường Đào Trí gần nhà. Tuy nhiên, khi bãi này được xử lý xong, mùi hôi vẫn hiện hữu và ngày càng nặng hơn. Sau đó tôi mới biết nguyên nhân là từ Bãi rác Đa Phước, có cả mùi bùn, mùi phân nhưng mùi rác thải sinh hoạt vẫn là nặng nhất.
Thời điểm nặng mùi nhất thường là buổi tối đến khuya. Đêm nào tôi ngủ mà quên đóng cửa sổ thì sáng hôm sau cả nhà toàn mùi hôi, cứ như nhà vệ sinh công cộng trước năm 1980 vậy. Có những hôm tôi dậy sớm đi tập thể dục dưới khuôn viên, nhưng vì thở không được với mùi hôi nên đành phải lên nhà đóng cửa, bật máy lạnh. Tôi lo nếu ở lâu trong tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình, đặc biệt là trẻ em, nên dự định sẽ chuyển nhà đi nơi khác vào cuối tháng này".
Không riêng gì cô Ngọc, nhiều người dân khu Nam đã phải bán nhà đi nơi khác, hoặc đóng cửa nhà để đến quận khác sinh sống. Từng được đánh giá là thiên đường sống nhưng giờ đây, nhiều khu dân cư tại Phú Mỹ Hưng cũng đang "khóc" vì mùi rác thải.
Để có thông tin đa chiều, phóng viên Ngày Nay đã liên hệ lãnh đạo Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước để trao đổi. Tuy nhiên, phía Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam từ chối đưa phóng viên ra khu vực chôn lấp rác với lý do "phải có chỉ đạo từ Giám đốc Điều hành". Công ty VWS luôn khẳng định xử lý rác với công nghệ thông minh và không xảy ra tình trạng hôi thối như phản ánh, vậy lý do gì lại từ chối một cách "khéo léo" như vậy?

Công ty VWS từng bị phạt 1,5 tỉ đồng

 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nằm tại xã Đa Phước (huyện Bình Chánh) trên diện tích 128 ha, tổng vốn đầu tư hơn 107 triệu USD, chia làm bốn giai đoạn, hoạt động trong 24 năm. Giai đoạn 1 của dự án được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2007. Công ty VWS được đầu tư 100% vốn từ Công ty California Waste Solution (có trụ sở tại Mỹ) chịu trách nhiệm về thiết kế, xây dựng và vận hành Bãi rác Đa Phước. Hiện, nơi này xử lý khoảng 5.000 tấn rác mỗi ngày bằng công nghệ chôn lấp.

Năm 2018, Thanh tra Chính phủ tiếp tục có báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo của công dân, chỉ ra nhiều sai phạm liên quan tới việc xử lý rác tại Bãi rác Đa Phước. Theo đó, dự án gây ô nhiễm môi trường và sử dụng công nghệ làm phân nhưng thực tế đem chôn, không phân loại tái chế.

Trước đó, tháng 6/2017, Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty VWS số tiền kỷ lục trong lĩnh vực môi trường là hơn 1,5 tỉ đồng về 5 vi phạm.

Gồm: Không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; Không thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại hồ chứa nước rỉ rác tập trung theo cam kết mà lưu giữ nước rỉ rác tại ô chôn lấp; không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thải lượng nước thải từ 1.000 m3/ ngày đến dưới 1.200 m3/ ngày; xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần trong trường hợp thời lượng nước thải từ 2.000 m3/ ngày đến dưới 2.500 m3/ ngày.

TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.