Bệnh viện dã chiến TP HCM chính thức đi vào hoạt động vào ngày mai

(Ngày Nay) - Trong ngày 8/2, Bộ Tư lệnh Thành phố và Sở Y tế TP HCM tổ chức triển khai các hoạt động chuẩn bị cho bệnh viện dã chiến phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh do chủng mới virus Corona (nCoV) của thành phố.
Bệnh viện dã chiến TP HCM chính thức đi vào hoạt động vào ngày mai

Theo đó, lãnh đạo Sở Y tế cùng nhiều cán bộ, công chức của Sở Y tế, lãnh đạo bệnh viện và các khoa phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, cán bộ và chiến sỹ của Trung đoàn Gia Định - Bộ Tư lệnh Thành phố đã có mặt tại bệnh viện dã chiến ở ấp Bàu Đưng, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi để bắt tay vào công tác chuẩn bị cho bệnh viện dã chiến đi vào hoạt động.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh của Sở Y tế đã giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới chịu trách nhiệm chính về bộ khung quản lý và vận hành các quy trình tiếp nhận, quy trình tổ chức hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Về nguồn nhân lực tham gia vận hành bệnh viện dã chiến, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch điều động nhân viên y tế luân phiên đến công tác tại bệnh viện dã chiến.

Trong giai đoạn đầu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới sẽ chịu trách nhiệm chính về nhân lực chuyên môn cho bệnh viện dã chiến, nhân lực phục vụ ngoài chuyên môn sẽ do Bộ Tư lệnh Thành phố điều động. Lần lượt các bệnh viện của thành phố và bệnh viện các quận, huyện sẽ cử các bác sỹ, điều dưỡng luân phiên đến công tác tại bệnh viện dã chiến, tùy thuộc vào tình hình diễn tiến dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Ngoài bệnh viện dã chiến, Sở Y tế Thành phố cho biết, đến thời điểm hiện nay đã có 47 bệnh viện có phòng khám sàng lọc và khu cách ly để thu dung, điều trị bệnh nhân viêm hô hấp cấp nghi do chủng mới của virus Corona (nCoV) trên địa bàn. Thời gian tới, Sở Y tế tiếp tục vận động các bệnh viện tư nhân sắp xếp, bố trí khu vực cách ly theo quy định Bộ Y tế và đăng ký khám sàng lọc, tiếp nhận, thu dung điều trị bệnh nhân.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh do chủng mới của virus Corona (nCoV), tính đến ngày 8/2, trên địa bàn TPHCM có 3 trường hợp dương tính với nCoV, trong đó có 1 trường hợp đã khỏi bệnh. Bên cạnh đó, toàn Thành phố có 27 trường hợp nghi ngờ (25 ca đã có kết quả âm tính, 2 ca đang chờ kết quả). Thành phố tiến hành cách ly, giám sát 51 trường hợp, trong đó có 11 ca đã kết thúc theo dõi, 18 ca đang được cách ly tập trung và 22 ca đang cách ly tại nhà.

Đặc biệt, trong đêm 7/2 đã thực hiện đưa 10 hành khách đi từ Trung Quốc (đều ngoài tỉnh Hồ Bắc) từ sân bay đến các Quận 2, 3, 11, 12, Gò Vấp và Bình Thạnh để thực hiện giám sát, cách ly tại nhà theo quy định. Hiện nay các trường hợp này đang được giám sát chặt chẽ, chưa có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.