Bí quyết phát triển nhảy vọt của Phần Lan và các bài học cho Việt Nam

(Ngày Nay) - Sáng nay 30/10/2018,  Đại sứ quán Phần Lan phối hợp với Nhà xuất bản Trẻ tổ chức buổi Tọa đàm Những sáng kiến Phần Lan để giới thiệu và ra mắt cuốn sách cùng tên tại Thư viện Hà Nội.
Giáo sư Ilkka Taipale chia sẻ với cử tọa các câu chuyện của Phần Lan
Giáo sư Ilkka Taipale chia sẻ với cử tọa các câu chuyện của Phần Lan

Cuốn sách Những sáng kiến Phần Lan nói về những lý do để Phần Lan từ một đất nước nghèo tài nguyên, quanh năm lạnh giá, trải qua những năm tháng khốn đốn vì những cuộc chiến khốc liệt với các cường quốc và nội chiến chia cắt đất nước, với nền nông nghiệp lạc hậu, chỉ trong 40 năm đã vươn lên ghi tên mình vào nhóm đầu bảng xếp hạng thế giới về mức sống, giáo dục, minh bạch, bình đẳng và tự do ngôn luận. Kể từ lần xuất bản lần đầu tiên năm 2006, cuốn sách đã nhận được sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới, được dịch ra 27 thứ tiếng và dự kiến được dịch ra 10 thứ tiếng khác nữa.

Cuốn sách tập hợp những sáng kiến về chính trị, xã hội và cuộc sống thường ngày tại Phần Lan. Những sáng kiến được trình bày đa dạng, từ nhỏ đến quan trọng, từ các cấu trúc chính trị phổ quát tới những niềm vui thường nhật, với các chủ điểm từ quốc hội độc viện tới máy phơi bát, từ chăm sóc trẻ ban ngày tới cầu giặt công cộng, từ công việc cộng đồng tới cơ chế ba bên, từ bơi lội trong băng đến chính phủ liên hiệp, và từ hệ điều hành Linux tới Ông già Noel.

Tại buổi Tọa đàm, Giáo sư Ilkka Taipale - Chủ biên cuốn sách đã chia sẻ những bí quyết của Phần Lan để đất nước có được bước phát triển nhảy vọt như ngày nay:

1. Giáo dục: Phần Lan rất coi trọng đầu tư vào giáo dục và tri thức. Ngay từ thế kỉ 17 giáo hội Phần Lan đã đưa ra qui định chỉ ban phép cưới cho người đã biết đọc. Sách và thư viện được đặc biệt phát triển, người dân hiếu học và ham tìm hiểu. Một con số ấn tượng là người Phần Lan mượn từ thư viện trung bình 15 quyển sách/năm. Cùng với lực lượng cảnh sát, các trường đại học là hai khu vực duy nhất nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, trong khi các tỉnh thành được trao quyền tự quyết hoàn toàn.

‌2. Bình đẳng nam nữ: Lịch sử Phần Lan chưa bao giờ sử dụng nô lệ, không coi phụ nữ chỉ là người nội trợ, phụ nữ có công việc và vai trò riêng của họ. Năm 1957, phụ nữ Phần Lan được trao quyền bỏ phiếu và đc bầu vào các cơ quan của quốc hội. Sự tham gia của phụ nữ vào nội các lúc đầu là 10%, nay đã tăng lên 40%. Hiện có khoảng100 phụ nữ giữ trọng trách cao trong hệ thống luật pháp Phần Lan. Một nửa đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Phần Lan tại các nước là nữ giới.

3. Sự thành lập và vận hành của các tổ chức phi chính phủ. Phần Lan có 100.000 tổ chức phi chính phủ trong khi dân số chỉ có 5.5 triệu người. Rất nhiều chính trị gia của Phần Lan từng làm giám đốc của nhiều tổ chức phi chính phủ và là thành viên của các tổ chức khác. Tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động vận động hành lang vì các đại biểu quốc hội lắng nghe ý kiến của chuyên gia các tổ chức này trong quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của đất nước.

‌4. Sự đồng thuận. Phần Lan có một lịch sử không bằng phẳng, với 600 năm bị đô hộ bởi Thụy Điển và 110 năm là một phần của nước Nga, thậm chí từng trải qua nội chiến đẫm máu chia cắt đất nước thành hai miền. Chính vì thế khi trở nên thống nhất và độc lập vào năm 1917,  mọi quyết sách của chính phủ đưa ra đều được thống nhất bởi 3 bên: công đoàn, giới chủ và nhà nước. Chính phủ Phần Lan là chính phủ liên hiệp với 4 đảng. Mỗi nhiệm kì của nội các đều có sự tham gia của 2-3 đảng và mọi quyết định của nội các đều được đưa ra dựa trên sự dung hòa, nhượng bộ và đồng thuận giữa các đảng.

5. Lòng tin: Xã hội Phần Lan có một phẩm chất nổi bật là sự trung thực và tin tưởng. Mỗi người tin tưởng người xung quanh, bố mẹ tin tưởng thầy cô giáo ở trường, người dân tin tưởng cảnh sát, tin các chính trị gia cả xã hội tin tưởng nhau. Chính lòng tin này tạo nền tảng quan trọng cho sự đồng thuận cao nói trên. Đây cũng là lý do vì sao người dân Phần Lan nộp thuế tự nguyện và vui vẻ, dù thuế chiếm 40% thu nhập, vì người dân đều hiểu thuế mang lại phúc lợi cho người dân, đặc biệt là hệ thống giáo dục và y tế hoàn toàn miễn phí.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.