Bộ Công an khai mạc hội nghị chống tội phạm xuyên quốc gia

0:00 / 0:00
0:00
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia do Bộ Công an chủ trì tổ chức, có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự và phát biểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chào mừng Hội nghị AMMTC 14. Ảnh: Bộ Công an
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chào mừng Hội nghị AMMTC 14. Ảnh: Bộ Công an

Ngày 26-11, Bộ Công an tổ chức lễ khai mạc trọng thể Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia lần thứ 14 (AMMTC 14) theo hình thức trực tuyến.

Tại điểm cầu trực tuyến có các Bộ trưởng phụ trách phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia các nước ASEAN (lãnh đạo AMMTC), Tổng Thư ký ASEAN, Chủ tịch Hội nghị những người đứng đầu ASEAN về lãnh sự và xuất nhập cảnh (DGICM).

Cần giải pháp trong tình hình mới

Tới dự và phát biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh về những khó khăn và thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra. Trong bối cảnh đó, với trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã đồng hành cùng các nước ASEAN, chủ động thích ứng, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy mạnh phát triển, vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.

Bên cạnh công tác chống dịch COVID-19, cộng đồng đang phải đối mặt với một “kẻ thù nguy hiểm” khác, đó là là tội phạm xuyên quốc gia ngày càng gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn mới và tinh vi.

Theo Thủ tướng, dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, từ đó góp phần làm phát sinh các loại tội phạm, nhất là tội phạm lợi dụng không gian mạng. Thực tế này đòi hỏi các nước ASEAN, đặc biệt là các cơ quan thực thi pháp luật cần phải tìm ra các giải pháp, phương hướng phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Thủ tướng đánh giá cao chủ đề Hội nghị AMMTC 14: “ASEAN Gắn kết và Chủ động thích ứng phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia” do Bộ Công an Việt Nam đề xuất.

Điều này thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Bộ trưởng các nước ASEAN phụ trách lĩnh vực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia đóng góp vào duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Cũng theo Thủ tướng, năm 2020 sắp khép lại, tuy nhiên dịch bệnh và những mối đe dọa về an ninh còn tiếp diễn phức tạp.

Để xây dựng một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, Thủ tướng nhấn mạnh việc tiếp tục gắn kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, chú trọng xây dựng Cộng đồng Chính trị - An ninh vững mạnh, qua đó khẳng định vai trò của cơ chế Hội nghị AMMTC trong việc giải quyết các vấn đề tội phạm, góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực...

Cơ chế hợp tác nòng cốt về phòng, chống tội phạm

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, cho biết Hội nghị AMMTC là một trong những cơ chế hợp tác nòng cốt thuộc Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN để Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN cùng nhau trao đổi, đưa ra chính sách và kế hoạch hành động giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, góp phần duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Được tổ chức ngay sau chuỗi các hoạt động của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, AMMTC 14 sẽ là dịp để Bộ trưởng các nước ASEAN phụ trách lĩnh vực phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia khẳng định cam kết và quyết tâm trong việc triển khai các văn kiện vừa được lãnh đạo cấp cao thông qua.

Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Thứ trưởng Bộ Công an, cho hay tại AMMTC 14, Bộ Công an sẽ đề xuất ba sáng kiến quan trọng liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.

Thứ nhất, chủ đề hội nghị AMMTC 14 là “ASEAN Gắn kết và Chủ động thích ứng phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia”. Theo Bộ Công an, đây là sự kế thừa và bám sát chủ đề chung của năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020, cũng là lần đầu tiên một nước thành viên ASEAN đề xuất chủ đề cho hội nghị AMMTC.

Thứ hai, thiết lập kênh liên lạc trực tiếp cấp Bộ trưởng trong cơ chế AMMTC, hướng tới mục đích tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin, phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến công tác đảm bảo an ninh, trật tự của mỗi nước ASEAN và cả khu vực.

Thứ ba, đưa nội dung phòng chống tội phạm xuyên quốc gia thời kỳ COVID-19 vào Tuyên bố chung hội nghị AMMTC 14. Điều này nhằm nhấn mạnh tác động tiêu cực của đại dịch đối với sự gia tăng tội phạm xuyên quốc gia và khẳng định nỗ lực của các quốc gia trong thực hiện mục tiêu vừa khống chế dịch bệnh, vừa hợp tác phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.

Theo PLO
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.