Các chuyên gia bắt tay “giải mã cồn cát nổi kỳ lạ” ở biển Cửa Đại

(Ngày Nay) - Ngày 5-4, Tổng cục Phòng chống Thiên tai, Bộ NN-PTNT, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và các ngành chức năng kiểm tra cồn cát nổi lên bất thường tại khu vực biển Cửa Đại, cách bờ biển khoảng 2km. 
Cồn cát tại biển Cửa Đại đang được nghiên cứu tìm cách xử lý
Cồn cát tại biển Cửa Đại đang được nghiên cứu tìm cách xử lý

Diễn biến đến nay cho thấy kích thước và chu vi của cồn cát này không ngừng tăng lên từ sau đợt lũ cuối năm 2017.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Phòng chống Thiên tai, Bộ NN-PTNT cho biết, Tổng Cục hiện đang theo dõi sát sao diễn biến của bãi bồi này, sau đó mới xác định được nguyên nhân hình thành từ đâu.

Ông Trần Quang Hoài phân tích: “Chúng ta phải xác định lại bãi bồi mới này tương tác với bờ như thế nào? Nếu kết hợp với việc đây là đê ngầm chắn sóng khổng lồ, làm giảm tác động sóng ở trong bờ thì chúng ta có hành động ứng xử khác. Nếu nó cản trở việc đưa cát từ Cửa Đại ra thì chúng ta lại có hành động ứng xử khác. Hiện chúng tôi đang cắm các mốc và bắt đầu đo vẽ bình đồ địa hình khu vực đảo này và xung quanh đảo để xác định xem diễn biến như thế nào rồi mới đưa ra giải pháp cho phù hợp”.

Các chuyên gia bắt tay “giải mã cồn cát nổi kỳ lạ” ở biển Cửa Đại ảnh 1

Chính quyền Quảng Nam cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu tìm hướng xử lý cồn cát 

Được biết, đến thời điểm hiện tại, cồn cát nổi giữa vùng biển Cửa Đại đã nới dài lên hơn 3 km với bề rộng gần 200m trông như một đảo nhỏ nhìn từ trên cao. Ngày 23/3, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có văn bản chỉ đạo Bộ NN-PTNT nghiên cứu, kiểm tra vì sao xuất hiện cồn cát lớn ở biển Hội An và có giải pháp phù hợp...

Cồn cát xuất hiện tại biển Cửa Đại, TP Hội An dài khoảng 1,5km, rộng 200m, cao hơn 2m so với mực nước biển, khối lượng cát khoảng 60 triệu m³. Khu vực hình thành cồn cát  cách bờ khoảng 2km. Theo các chuyên gia thì việc xuất hiện cồn cát lớn như vậy có thể do tương tác giữa dòng chảy của sông và sóng ngoài biển đẩy vào… Do cồn cát nổi này có kích thước lớn như một hòn đảo nhỏ, nên nguy cơ chặn lối tàu thuyền ra vào Cửa Đại là hoàn toàn có thật. 

Theo ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: Đây là hiện tượng tự nhiên, cát bồi lấp và đang được các nhà khoa học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn  nghiên cứu, kiểm tra chứ hoàn toàn không có yếu tố “kỳ bí”… như một số lời đồn đoán, cộng đồng mạng loan truyền gây thông tin không đúng về sự việc.  

Việc hình thành cồn cát rộng lớn như vậy là hiện tượng rất phức tạp về mặt tự nhiên, nhất là tại khu vực cửa sông Thu Bồn và gần bờ biển Cửa Đại đang bị sạt lở nghiêm trọng. “Có 2 phương án đưa ra vào lúc này.

Thứ nhất, nếu chấp nhận sự tồn tại của bãi bồi này thì phải đánh giá được việc hình thành bãi bồi này trong tương lai. Sự hình thành bãi bồi có ảnh hưởng tiêu cực (hoặc tích cực) đến luồng tàu vào ra cửa Đại, đến môi trường cũng như tình trạng sạt lở bờ biển. Phải có giải pháp xử lý như thế nào đối với bãi cát này để tồn tại bền vững. Thứ 2, là xử lý cồn cát này. Nếu xử lý thì lượng cát lấy đi bao nhiêu là vừa, lấy cát đi để phục vụ vào việc gì”… 

Cũng theo phó chủ tịch TP. Hội An thì: Chính quyền địa phương cũng đang theo dõi sát sao diễn biến của hiện tượng này.  Mùa biển lặng năm 2018, đã có hiện tượng cát bồi lần ra theo hướng từ huyện Duy Xuyên kéo ra hướng TP.Hội An. Cồn cát bồi này cách cửa biển Cửa Đại khoảng hơn 2 hải lý, đến thời điểm hiện tại đã đo được chiều rộng của cồn cát khoảng 200m...

Do cồn cát nằm trên luồng ghe tàu từ Cửa Đại ra Cù Lao Chàm, và vệt bồi có xu hướng lớn dần lên nên việc ra vào của các tàu thuyền gặp rất nhiều khó khăn. Việc hình thành các doi cát ở Cửa Đại thực chất không còn lạ nhưng nguyên nhân khiến một cồn cát lớn như vậy xuất hiện ở vùng biển địa phương thì chưa thể lý giải.

Và ngoài cồn cát đang khiến không ít người râm ran thì ở phía Nam Cửa Đại cũng đang hình thành một bãi cát khác có nguy cơ gây cản trở tàu thuyền của ngư dân ra vào cảng Cửa Đại”, ông Hùng thông tin thêm.  Để biết chính xác nguyên nhân xuất hiện cồn cát nổi này phải tổ chức hội thảo, mời các nhà khoa học và có khảo sát cụ thể. 

Các chuyên gia bắt tay “giải mã cồn cát nổi kỳ lạ” ở biển Cửa Đại ảnh 2

Với những diễn biến hiện tại cồn cát tại Cửa Đại đang gây nhiều ảnh hưởng cho biển Hội An 

Theo đánh giá quan trắc của các nhà khoa học thì trong thời gian 5 năm vừa qua, mỗi năm biển Cửa Đại mất khoảng 350 nghìn khối cát. Cát mất ở bờ biển Cửa Đại chủ yếu tập trung vào bãi bồi này. Trong phương án phục hồi bãi biển Cửa Đại có phương án bù cát. Nếu bù cát thì chắc chắn phải sử dụng lại nguồn cát từ biển Cửa Đại ra đi, đảm bảo tính kết dính bền vững bờ biển.

Phó Giáo sư, tiến sĩ Mai Văn Công, Khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi đánh giá, nếu căn cứ vào quá trình vận chuyển bùn cát tự nhiên thì toàn bộ khu vực bờ biển phía Bắc của biển Cửa Đại bị sạt lở rất nặng.

Nếu cứ đợi cho tự nhiên bồi hoàn lại khu vực bãi thì có lẽ khó thành hiện thực, và phải mất thời gian rất dài. “Công nghệ hiện tại đưa cát từ biển vào bờ vẫn là nạo hút thôi, bơm theo đường ống đưa vào xả tại khu vực bãi dự kiến muốn tôn tạo. Cũng có thể hút lên xà lan sau đó vận chuyển vào xả lại khu vực bãi. Tùy theo vị trí đưa vào là chỗ nào, lấy tại đâu đưa vào vị trí nào thì cần phải đánh giá, nghiên cứu kỹ”, ông Mai Văn Công nói.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.