Cần xử lý nghiêm những trường hợp tung tin thất thiệt về sữa học đường

Sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong chương trình sữa học đường với yêu cầu sữa học đường phải đảm bảo đủ 21 vi chất với hàm lượng cụ thể, phụ huynh đã tin tưởng vào chương trình ý nghĩa này. Tuy nhiên, trước đó, nhiều bậc cha mẹ không tránh khỏi hoang mang bởi những thông tin thất thiệt và mong muốn sẽ xử lý nghiêm những trường hợp tung tin.
Hầu hết nhiều phụ huynh đều ủng hộ đăng ký tham dự chương trình sữa học đường. Ảnh minh họa.
Hầu hết nhiều phụ huynh đều ủng hộ đăng ký tham dự chương trình sữa học đường. Ảnh minh họa.

Cần xử lý nghiêm những trường hợp lan truyền thông tin

Ngày 5.12, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 31/2019/TT-BYT (TT31) quy định yêu cầu đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường. Nội dung đáng chú ý nhất của TT31 sản phẩm sữa tươi trong chương trình sữa học đường phải đảm bảo đủ 21 vi chất với hàm lượng trung bình của từng loại vi chất trong 100 ml sữa và quy định về nguồn nguyên liệu đầu vào, việc công bố sản phẩm, ghi nhãn cũng như điều khoản chuyển tiếp.

Theo quy định tại TT31, ngoài 3 vi chất sắt, can xi, vitamin D mà CTSHĐ đang thực hiện thì tới đây sẽ bổ sung thêm 18 vi chất khác như: kẽm, đồng, phospho, ma giê, các loại vitamin A, E, C, B1, B2…

Theo Bộ Y tế, TT31 được ban hành nhằm thực hiện các chỉ tiêu của Quyết định 1340/QĐ-TTg ngày 8.7.2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt CTSHĐ cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, đặc biệt là các chỉ tiêu về giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, tăng chiều cao.

Có lẽ không cần phải nói nhiều lần thì phụ huynh vẫn hiểu được lợi ích của việc bổ sung sữa trong khẩu phần ăn hàng ngày của con. Chính vì vậy, uống sữa học đường ở trường được phần lớn phụ huynh tự nguyện cho con tham gia, giúp nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho học sinh lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học.

Nhiều trường ở Hà Nội đã tham gia rất tích cực với chương trình mang nhiều ý nghĩa nhân văn này. Tuy nhiên, khi thông tin bổ sung 21 vi chất với hàm lượng cụ thể vào sữa học đường khiến nhiều phụ huynh hoang mang bởi nhiều thông tin thất thiệt.

Chị Phạm Hoàng Giang – Ban Phụ huynh lớp 1, trường Tiểu học Kim Đồng (HN), chia sẻ: “Con tôi rất thích uống sữa tươi và tôi cũng nghĩ ngay đến việc đăng ký sữa học đường cho con, thế nhưng, gần đây, đọc những thông tin trên mạng xã hội về sữa học đường đã từng khiến tôi và nhiều phụ huynh khác lo lắng như biến sữa tươi thành sữa bột, sữa giả, sữa nhập của Trung Quốc... Đánh trúng vào tâm lý của những người làm cha, làm mẹ, những thông tin lan truyền trên mạng xã hội nên được xử lý kịp thời, tránh gây hoang mang dư luận, bức xúc không đáng có giữa phụ huynh đối với các cơ sở giáo dục”.

Phần lớn các trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội, các thầy cô cũng cho biết, học sinh được uống sữa học đường vào 15 giờ 20 hàng ngày, đây là thời điểm thích hợp cho việc bổ sung thêm các chất dinh dưỡng để phát triển chiều cao cho học sinh. Do đó, nếu sữa học đường có đầy đủ 21 vi chất dinh dưỡng sẽ đảm bảo đúng mục đích mà chương trình đặt ra.

Học sinh Nguyễn Bảo Đan – Trường Tiểu học Ngọc Khánh (HN), cho biết: “Cứ mỗi buổi chiều, con và các bạn lại chờ đến giờ được phát sữa học đường. Đó là thời điểm vui nhất bởi học cả ngày mệt mỏi lại đường uống sữa. Thậm chí, con còn thi uống với các bạn xem ai uống nhanh hơn để đến “màn” bóp dẹp vỏ hộp sữa rồi xếp gọn vào thùng. Cô giáo nói, hành động này của các con sẽ góp phần bảo vệ môi trường và thực hiện nếp sống ngăn nắp, gọn gàng nên chúng con rất thích”

Mỗi phụ huynh hãy là một tuyên truyền viên tỉnh táo

Trước đó, nhiều bậc cha mẹ học sinh bởi nghe tin lan truyền trên mạng xã hội về việc bổ sung vi chất vào sữa học đường, cùng nhau lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Chị Nguyễn Thị Trang Nhung - Phụ huynh có con học trường Tiểu học Trung Tự (Đống Đa, HN), chia sẻ: “Thực sự chúng tôi rất quan tâm tới khẩu phần ăn hàng ngày của con ở trường, trong đó có cả sữa học đường. Không phải phụ huynh nào khi nghe tin về sữa học đường cũng có thể bình tĩnh tìm hiểu, lắng nghe từ nhiều phía hay biết chọn lọc thông tin. Tuy nhiên, tôi hiểu và tin tưởng chương trình quốc gia này, và việc bổ sung vi chất vào chắc chắn sẽ có ích lợi đối với trẻ. Chính vì vậy, phụ huynh phải thực sự “tỉnh táo” trước thông tin trên mạng mà bỏ qua những phát ngôn chính thống”.

Đa phần các phụ huynh cũng cho rằng, những tài khoản đăng tải các luồng thông tin thiếu căn cứ trên cần bị xử lý trách nhiệm. Đồng thời, để phụ huynh hiểu đúng về chương trình sữa học đường, chị Ngô Hà Thanh (Phụ huynh trường Tiểu học Ái Mộ, Long Biên) cho rằng: “Các cấp, ban ngành, các cơ sở giáo dục cũng cần giải đáp thắc mắc của phụ huynh. Nên đăng tải những thông tin chính thống lên các trang chính thống như báo đài, trang web của trường hoặc gửi mail, dán lên bảng thông báo cho phụ huynh nắm bắt thông tin, hiểu đúng vấn đề.

Khi cung cấp thông tin, các nhà trường, nhà cung cấp sản phẩm cần có những lý lẽ khoa học, xác thực, minh bạch để thuyết phục được cha mẹ học sinh, đồng thời, để những thành phần xấu không có cơ hội suy diễn, làm sai lệch thông tin”.

Theo GD&TĐ
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.