Hà Nội làm hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 với 10 làn xe

(Ngày Nay) - Dự án hầm chui đường Lê Văn Lương - Vành đai 3 có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, được khởi công vào ngày 2/10 và dự kiến hoàn thành sau gần 2 năm xây dựng.
Phối cảnh hầm chui từ đường Lê Văn Lương qua đường Vành đai 3
Phối cảnh hầm chui từ đường Lê Văn Lương qua đường Vành đai 3

Gói thầu thi công xây dựng hầm Lê Văn Lương - Vành đai 3 bao gồm hầm kín, hầm hở, tổ chức giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các hạng mục của hầm với giá đề nghị trúng thầu 292,9 tỉ đồng.

Dự án hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 dự kiến sẽ được khởi công vào ngày 2/10 tới để chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, theo Dân Trí.

Dự án này sẽ do Nhà thầu liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 - Công ty cổ phần Fecon - Công ty cổ phần Thương mại, tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng thi công. Thời gian xây dựng hầm chui dự kiến trong vòng gần 2 năm.

Theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi được UBND TP.Hà Nội phê duyệt, hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 thuộc dự án nhóm B.

Dự án được xây dựng tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu có tổng chiều dài hầm và gờ chắn 2 đầu hầm là 475 m. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 698 tỉ đồng, trong đó, chi phí xây dựng là hơn 532 tỉ đồng, được trích từ nguồn ngân sách thành phố.

Sau khi hầm chui Lê Văn Lương được xây dựng, nút giao sẽ có tổng cộng 10 làn xe theo hướng Lê Văn Lương - Tố Hữu và ngược lại, thay vì 8 làn xe như hiện nay, với mục tiêu giải quyết ùn tắc tại nút giao Lê Văn Lương - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu, báo Thanh Niên thông tin.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.