Những dấu ấn sâu đậm của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

 Theo nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, tuy thời gian giữ cương vị Tổng Bí thư không dài, nhưng dấu ấn đồng chí Lê Khả Phiêu để lại rất sâu đậm với những cống hiến cho Đảng, cho dân tộc.
Những dấu ấn sâu đậm của nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

“Tắm” từ đầu trở xuống

Theo đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 26/12/1997. Đó là thời kỳ mà đất nước đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, toàn diện hơn nữa công cuộc đổi mới. Xu thế đổi mới là tất yếu khách quan, nhưng đan xen vẫn có nhiều trở lực bên trong, bên ngoài. Tư duy đổi mới trong Đảng, trong xã hội chưa phải mọi việc đều dễ dàng đồng thuận, nên vai trò của người lãnh đạo đứng đầu rất quan trọng.

Có thể nói, đồng chí Lê Khả Phiêu đã hoàn thành trọng trách lịch sử trên cương vị Tổng Bí thư của mình; trực tiếp góp phần thúc đẩy đổi mới đất nước về mọi mặt. Trong đó, nổi bật là về kinh tế, đồng chí đã góp phần chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; khuyến khích phát huy các nguồn lực xã hội, trước hết là bên trong đất nước bằng tư duy cởi mở.

Về chính trị, đồng chí Lê Khả Phiêu góp phần tiếp tục mở rộng dân chủ trong đời sống xã hội nói chung và trong sinh hoạt Đảng nói riêng, qua đó tạo bầu không khí trao đổi, thảo luận, thu hút sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân vào công việc của đất nước ngày càng sâu rộng. Cá nhân đồng chí Lê Khả Phiêu là người thực hành tinh thần dân chủ ấy rất rõ. Trong trí nhớ của đồng chí, đồng bào, hình ảnh Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một nhà lãnh đạo lăn lộn trong thực tiễn, vào Nam, ra Bắc, lúc bình thường cũng như lúc thiên tai; thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ các ngành, các giới. Là người lãnh đạo cao nhất của Đảng, nhưng lúc nào đồng chí Lê Khả Phiêu cũng gần gũi, thân thiết với cán bộ, nhân dân; luôn tha thiết muốn lắng nghe, muốn biết cuộc sống thực tiễn qua tai, mắt của người dân.

Trong lĩnh vực đối ngoại, đồng chí Lê Khả Phiêu cũng có nhiều đóng góp quan trọng. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã góp phần lãnh đạo, chỉ đạo mở rộng quan hệ đối ngoại, khẳng định Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. Với tinh thần “khép lại quá khứ hướng tới tương lai”, Việt Nam đã đẩy mạnh bình thường hóa quan hệ, ký Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (13/7/2000). Với nước láng giềng Trung Quốc, đồng chí Lê Khả Phiêu đã góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị, trong đó có hai sự kiện quan trọng là ký hiệp định phân định biên giới trên bộ và ký hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển đất nước.

Một dấu ấn sâu sắc mà nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu để lại là những đóng góp đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Dành trọn tâm huyết, trí tuệ cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương xây dựng và thông qua Nghị quyết số 10-NQ/TƯ ngày 2/2/1999 của Hội nghị Trung ương sáu (lần 2 - khóa VIII) về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, đồng chí Lê Khả Phiêu thể hiện sự quan tâm chung đặc biệt đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trước những nguy cơ lớn đến từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, từ sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Dưới sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, tầm mức của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã được nâng lên, được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, toàn diện từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới; xác định rõ không có vùng cấm, không phải chỉ “tắm” từ thắt lưng hay từ vai xuống, mà phải là “tắm” từ đầu trở xuống. Ở thời kỳ nào, Đảng ta cũng coi trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng giai đoạn đồng chí Lê Khả Phiêu giữ chức Tổng Bí thư đã để lại dấu ấn đậm nét và tinh thần ấy giờ đang được tiếp nối hết sức mạnh mẽ, quyết liệt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Phong cách giản dị, gần gũi mà sâu sắc

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, đồng chí Lê Khả Phiêu để lại trong lòng đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ấn tượng nổi bật về một nhà lãnh đạo rất bình dị, gần gũi, cởi mở và cầu thị. Phong cách gần gũi của đồng chí Lê Khả Phiêu khiến người tiếp xúc với đồng chí đôi khi quên đi là đang đứng trước người lãnh đạo đứng đầu của Đảng, nên không cảm thấy có khoảng cách, dễ dàng nói ra những điều mình muốn. Đồng chí ăn mặc cũng rất giản dị, thường xuyên mặc những bộ quần áo như bao cán bộ, công chức bình thường khác. Những bữa ăn cũng đạm bạc, cơm canh bình dị. Đồng chí hầu như không dùng rượu, bia. Lúc nào, đồng chí cũng quan tâm tới mọi người một cách rất thân tình, chân thành và thẳng thắn.

Cũng theo đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu luôn trăn trở, đau đáu và mong muốn được đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho sự phát triển đi lên của đất nước, của dân tộc. Khi đã nghỉ hưu, đồng chí vẫn luôn quan tâm, bằng nhiều hình thức khác nhau như viết thư, gọi điện, trả lời phỏng vấn, viết bài cho báo chí để trao đổi, góp ý cho các cấp, các ngành. Đồng chí đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, nhất là việc lựa chọn cán bộ đảm nhận các trọng trách cao của Đảng và Nhà nước.

Hà Nội phải thật sự là hình ảnh tiêu biểu của cả nước

Theo nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, với Thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Khả Phiêu luôn dành trọn tình cảm thân thương nhất, sự quan tâm thường xuyên và trách nhiệm cao. Đồng chí mong muốn, Hà Nội phải xây dựng và phát triển để thực sự xứng đáng là Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về các lĩnh vực như văn hóa, kinh tế, khoa học - công nghệ, giáo dục, đối ngoại... Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Hà Nội cũng phải nỗ lực để duy trì sự phát triển mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, xã hội để làm đầu tàu cho cả nước. Hà Nội phải trở thành hình ảnh thật sự tiêu biểu và niềm tự hào của nhân dân cả nước. Không chỉ chủ động quan tâm, chỉ đạo, đóng góp vào sự phát triển chung của Hà Nội, đúng với phong cách gần gũi, giản dị và sâu sắc của mình, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thông qua các mối quan hệ thân tình, gần gũi cá nhân với các đồng chí lãnh đạo Thủ đô, luôn có những góp ý thẳng thắn, trí tuệ giúp giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách đang đặt ra.

Đáp lại sự quan tâm ấy, cán bộ lãnh đạo của Hà Nội qua các thời kỳ và nhân dân Thủ đô đều dành cho đồng chí Lê Khả Phiêu những tình cảm trân trọng, quý mến sâu sắc. Những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô nỗ lực phấn đấu đạt được từ thời kỳ đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư hay những giai đoạn sau này chính là sự nỗ lực, phấn đấu đáp lại sự quan tâm đó. Những dịp lãnh đạo thành phố đến thăm hỏi, gặp gỡ, chúc sức khỏe, đồng chí Lê Khả Phiêu đều bày tỏ sự vui mừng, có những nhận xét, đánh giá cao sự phát triển đi lên của Hà Nội. Tình cảm, sự quan tâm mà đồng chí Lê Khả Phiêu cũng như các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng, Nhà nước sẽ mãi mãi là nguồn cổ vũ, động viên, thôi thúc và tiếp thêm sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô vươn lên.

Với cá nhân, đồng chí Phạm Quang Nghị có những ấn tượng và kỷ niệm vô cùng sâu sắc và học hỏi được rất nhiều từ nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, một tấm gương lớn về sự tự học tập, tự rèn luyện trong thực tế không ngừng nghỉ; một người cộng sản kiên trung, bất khuất, hết lòng vì nước, vì dân; một vị tướng quân đội tài ba với những phẩm chất sáng ngời của Bộ đội Cụ Hồ. Đồng chí là một nhà lãnh đạo của Đảng có tư duy sắc bén, tầm nhìn sâu rộng.

Đồng chí Lê Khả Phiêu mất đi nhưng tinh thần, ý chí và tấm gương của đồng chí sẽ còn sống mãi.

Theo Chính phủ
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.