Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, đầu tư công trung hạn

Ngày 29/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự toán ngân sách nhà nước và đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn,…
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, đầu tư công trung hạn
Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, đầu tư công trung hạn ảnh 1

Cụ thể, theo chương trình phiên họp, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017.

Đồng thời Quốc hội cũng thảo luận, đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Trong quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tường thuật trực tiếp phiên họp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, đầu tư công trung hạn ảnh 2

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ

Trước đó, chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019; sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016 - 2020; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương năm 2019; sơ kết 3 năm thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia 2016-2020; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017.

Ủy ban Tài chính-Ngân sách đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, sự phối hợp với trách nhiệm cao của các cơ quan trong hệ thống chính trị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ và dự báo sẽ hoàn thành các nhiệm vụ thu-chi NSNN với kết quả cao nhất so với một số năm gần đây theo Nghị quyết của Quốc hội đề ra.

Tổng thu NSNN ước vượt 3%

Về tình hình thu NSNN, theo báo cáo của Chính phủ, tổng thu NSNN cả năm ước vượt 3% (39,2 nghìn tỷ đồng) so với dự toán, song theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính-Ngân sách, dù kết quả thu NSNN ước vượt dự toán, nhưng chưa đạt được một số mục tiêu trong Nghị quyết của Quốc hội như: Tỉ lệ huy động từ thuế, phí đạt 20,7% GDP, thấp hơn mục tiêu 21% GDP đề ra; nợ đọng thuế còn lớn và có xu hướng tăng so với năm 2017.

Về chi NSNN, Báo cáo của Chính phủ cho thấy, ước thực hiện chi cả năm tăng 2,6% (39,2 nghìn tỷ đồng) so với dự toán. Trong đó, chi đầu tư phát triển tăng 4,7% (18,66 nghìn tỷ đồng) so với dự toán; chi thường xuyên tăng 1,3% (12,25 nghìn tỷ đồng) so với dự toán. Tỉ trọng chi đầu tư phát triển/tổng chi NSNN ước đạt 26,78% tổng chi NSNN, cao hơn số thực hiện năm 2017 là 25%, tỉ trọng chi thường xuyên (đã bao gồm cả chi cải cách tiền lương, tinh giản biên chế) ước đạt 63,29% tổng chi NSNN, thấp hơn số ước thực hiện năm 2017 (64,68%).

Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, về cơ bản, Chính phủ đã điều hành bám sát dự toán, quản lý ngân sách theo hướng ngày càng đề cao kỷ cương, kỷ luật tài chính, chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hậu kiểm trong việc giao nhiệm vụ chi, kiểm soát chi tập trung một đầu mối, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, đẩy mạnh giao quyền tự chủ trong các lĩnh vực sự nghiệp công lập, thực hiện nâng lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội. Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, còn một số vấn đề tồn tại.

Cụ thể, việc cơ cấu lại chi NSNN chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt, tỉ trọng chi thường xuyên trong tổng chi NSNN còn cao. Việc thực hiện một số chính sách an sinh xã hội thiếu đồng bộ, chưa đạt hiệu quả so với mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Bên cạnh đó, việc hướng dẫn về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đồng bộ, kịp thời, chưa cụ thể nên về cơ bản, việc thực hiện còn chậm. Điều này dẫn đến NSNN vẫn còn phải bao cấp hầu hết chi đầu tư và nhiều khoản chi thường xuyên cho nhiều đơn vị sự nghiệp công lập ở cả Trung ương và địa phương. Việc quản lý nguồn thu từ khai thác tài sản công còn lỏng lẻo, hiệu quả thấp, thất thoát nguồn lực còn lớn.

Cũng theo đánh giá của Ủy ban Tài chính-Ngân sách, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở một số địa phương còn nặng về hình thức, chưa có chuyển biến thực sự, có nơi còn chưa đúng pháp luật.

Không ban hành chính sách làm tăng chi NSNN

Về cân đối ngân sách, theo báo cáo của Chính phủ, bội chi NSNN ước bằng dự toán là 204 nghìn tỷ đồng. Ước dư nợ công năm 2018 là 61,4% GDP, nợ nước ngoài là 49,7% GDP, trong phạm vi cho phép.

Nếu so với kết quả của các năm trước (2016 là 63,7% GDP, năm 2017 là 61,4%), tỉ trọng nợ công/GDP có xu hướng giảm, kỳ hạn vay dài hơn, lãi suất thấp hơn, tỉ trọng vay trong nước cao hơn là một kết quả tích cực, có thể bảo đảm thực hiện mục tiêu của Quốc hội về chỉ tiêu nợ công của giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, số tuyệt đối về nợ công tiếp tục đà tăng và vay để trả nợ gốc hằng năm có xu hướng tăng. Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ tính toán kỹ lộ trình vay, trả nợ và đặc biệt lưu ý đến những chương trình, dự án mới đã ký kết và đang đàm phán nhưng chưa giải ngân nên chưa tính vào nợ công sẽ là yếu tố tăng nợ công trong thời gian tới.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu NSNN

Về các giải pháp để thực hiện dự toán NSNN năm 2019, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng cần tập trung chỉ đạo quyết liệt trong công tác thu NSNN, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, trốn thuế, chống nợ đọng tiền thuế để tăng thu NSNN.

Đồng thời, quán triệt nguyên tắc không ban hành chính sách làm giảm thu NSNN để bảo đảm tính ổn định của chính sách thu và tỉ lệ huy động vào NSNN.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư cho các dự án, công trình, quản lý chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Chậm nhất đến 30/9 hằng năm phải rà soát các nhiệm vụ chi đầu tư chậm triển khai, chậm giải ngân, nhất là vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA để cắt giảm dự toán, điều chuyển cho các dự án có khả năng giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Chính phủ cũng cần tăng cường công tác quản lý chi NSNN, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt chẽ việc mua sắm tài sản công. Không ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi không cân đối được nguồn để thực hiện. Không nợ chi thực hiện chính sách đã ban hành. Tăng cường kỷ luật ngân sách, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu.

Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, đầu tư công trung hạn ảnh 3

Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế bước đầu tăng lên

Cũng trong phiên làm việc chiều 22/10, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra.

Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, thời gian qua, tỉ trọng đầu tư công trên GDP dịch chuyển tích cực, phù hợp với các mục tiêu về cơ cấu lại đầu tư công đã đề ra, tính đến năm 2017, tỉ trọng vốn đầu tư của Nhà nước giảm xuống còn 34,8% so với tổng đầu tư toàn xã hội, tương đương 11,6% GDP.

Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển theo hướng phù hợp hơn với các định hướng đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, trong đó, cơ cấu đầu tư các ngành giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản và các lĩnh vực hạ tầng đã được quan tâm hơn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế bước đầu tăng lên, việc sử dụng vốn đầu tư xã hội nói chung và vốn đầu tư công nói riêng được cải thiện. Hệ số ICOR giảm từ 6,36 của giai đoạn 2011-2014 xuống còn 6,11 trong giai đoạn 2015-2017, tỉ lệ các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng tăng.

Giải ngân vốn đầu tư công đã từng bước được cải thiện nhờ những nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có sự cải thiện rõ rệt qua các tháng, quý. 

Khắc phục nhiều bất cập

Tình trạng quyết định chủ trương và quyết định đầu tư tùy tiện, không căn cứ khả năng cân đối vốn cũng đã được khắc phục. Tổng số dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn là 9.620 dự án (không bao gồm các dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia), chỉ bằng khoảng 50% so với giai đoạn trước về số dự án.

Trong đó, số dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt 65,4%; số dự án chuyển tiếp sang giai đoạn sau khoảng 4,3%; số vốn bố trí bình quân cho một dự án đạt khoảng 35,5 tỷ đồng/1 dự án, tăng 35,8% so với giai đoạn trước.

Thông tin theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công từng bước được hệ thống hóa và số hóa, thông qua việc đưa vào vận hành hệ thống quản lý đầu tư công, một số thông tin được công khai hóa, góp phần tăng cường vai trò giám sát của xã hội đối với đầu tư công.

Tình trạng kế hoạch đầu tư công bị cắt khúc cũng đã được khắc phục thông qua việc đổi mới công tác lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công, chuyển từ lập kế hoạch hằng năm sang kết hợp giữa kế hoạch trung hạn và hằng năm.

Khả năng cân đối ngân sách bố trí vốn hằng năm gặp nhiều nhiều khó khăn

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại, hạn chế.

Khả năng cân đối ngân sách Nhà nước để bố trí vốn thực hiện hằng năm còn gặp nhiều khó khăn, tỉ trọng chi đầu tư còn thấp (khoảng 25%), số vốn cân đối cho các chương trình mục tiêu chỉ đạt khoảng 53% nhu cầu.

Việc hoàn thiện thủ tục và lựa chọn dự án phù hợp để đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn còn nhiều bất cập, nguyên nhân là do lần đầu tiên thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công, các bộ, ngành, địa phương lúng túng trong triển khai thủ tục và chưa có giải pháp cụ thể để lựa chọn các dự án tối ưu.

Việc phân bổ vốn chi tiết cho từng dự án còn nhiều hạn chế, do nguồn vốn cân đối hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu, một số bộ, ngành, địa phương sau khi thanh toán nợ đọng, hoàn ứng và bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp, gần như không còn đủ vốn để bố trí vốn cho các dự  án khởi công mới. Bên cạnh đó, một số bộ, ngành, địa phương vẫn còn tư duy phân bổ dàn trải, phân tán, dự kiến quá nhiều dự án đưa vào danh mục.

Chưa giải quyết được tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng nguồn vốn và nhu cầu về vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương, nhiều dự án cấp bách, trọng điểm, dự án ODA, dự án đến hạn phải trả cho các nhà đầu tư của các bộ, ngành, địa phương chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn do không có nguồn bố trí. Tình trạng mất cân đối giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương ngày càng tăng, không bảo đảm mục tiêu ngân sách Trung ương đóng vai trò chủ đạo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công cho các bộ, ngành và địa phương đôi khi còn bị chậm và thực hiện nhiều lần trong năm 2015, 2016, tuy nhiên đã có cải thiện đáng kể từ kế hoạch năm 2017. Việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm còn vướng nhiều thủ tục hành chính, chưa chủ động, kịp thời.

Sức ép lớn đối với công tác cân đối và phân bổ vốn hằng năm

Trong 2 năm còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2015-2020, do tốc độ tăng năm sau so với năm trước thấp, nên đã dẫn tới hạn mức vốn phải thực hiện còn lại trong 2 năm 2019, 2020 của Kế hoạch đầu tư trung hạn còn lại khá nhiều, tạo sức ép lớn đối với công tác cân đối và phân bổ vốn trong kế hoạch hằng năm.

Để thực hiện nhiệm vụ đã đề ra tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội trong 2 năm còn lại, bình quân mỗi năm cần phải được bố trí ngân sách Trung ương khoảng 237 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, đầu tư là một quá trình liên tục, sẽ có một bộ phận hạn mức vốn thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn sẽ được chuyển sang giai đoạn 2021-2025 để tiếp tục bố trí kế hoạch hằng năm và thực hiện. Đây là một thực tiễn khách quan, khi các dự án được khởi công vào giai đoạn cuối của chu kỳ trung hạn nhưng có thời gian thực hiện từ 5-8 năm, phù hợp với số liệu đánh giá là có khoảng 412 dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn sẽ chuyển tiếp thực hiện và hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025./.

Theo Chính phủ
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.