'Sống kiểu nào cũng phải hạnh phúc'

[Ngày Nay] - Dành hết thanh xuân làm ruộng, chăn nuôi phụ giúp gia đình, ngẩng lên đã 35 tuổi, khi bạn bè ai cũng yên bề gia thất, chị Hoa gạt bao dị nghị để xin một đứa con làm chỗ dựa. Hai mẹ con tắt lửa tối đèn có nhau trong ngôi nhà thấp bé chưa đầy 10m2 ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
'Sống kiểu nào cũng phải hạnh phúc'

Làng quê nghèo định kiến

Sinh ra trong một gia đình nghèo vùng ngoại thành Hà Nội, chị Phạm Thị Hoa, 59 tuổi rất thấm những định kiến xã hội ở ngoại thành. Có bầu trước khi cưới đã hứng chịu bao búa rìu dư luận, huống hồ không chồng mà chửa. Có người nói chị lành quá chẳng chịu ra ngoài tìm chồng, có người chê chị nghèo nên chẳng anh nào lấy. Cả thanh xuân tìm chồng bất thành, chị quyết tâm phải có một đứa con làm “của để dành”.

“Hồi son rỗi, cũng có vài ba người đến với tôi nhưng chẳng đi đến đâu. 35 tuổi hết duyên, biết mình không thể lấy chồng, tôi quyết tâm xin một đứa con” – chị Hoa kể.

Nhà bố mẹ nghèo có 8 người con, bố mẹ chị Hoa như bao ông bố bà mẹ nông thôn khác, quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho giời, vất vả nuôi cả đàn con. Ông bà đương nhiên không chấp nhận con gái mình có con mà không lấy chồng. Bố chị ghét ra mặt. Mẹ chị không đồng ý nhưng vì thương con gái nên cũng không quá căng thẳng. Chị Hoa lẳng lặng có bầu, sinh con năm 1995, rồi ở cữ cùng bố mẹ đẻ.

“Ngày tôi đi đẻ ở trạm y tế xã có 2 em dâu đi cùng, đỡ tủi thân. Mọi thứ đều một tay tôi lo. May mắn là tôi đẻ dễ, dù đã cao tuổi. Trưa hôm ấy tôi vẫn còn gánh gồng 40-50 cây ngô khô về đun củi, thế mà tối đã đi đẻ” – chị Hoa cười nhớ lại. Trời thương cho chị một đứa con gái trộm vía kháu khỉnh, chị đặt tên là Mai, với hi vọng con sẽ có một ngày mai tươi sáng và hạnh phúc hơn.

Có thêm đứa con, bao thứ phải lo, chị Hoa mới thấy làm nông nghèo và khó khăn thế nào. Chị bảo, nuôi con một mình vất vả lắm, nhất là làm nông, thiếu tiền suốt ngày. Nếu nhà khác có chồng làm trụ cột kinh tế thì những gia đình đơn thân như chị “hổng nóc”. Không có nhà nội hỗ trợ, không có người đàn ông trong gia đình, cái gì cũng đến tay người mẹ đơn thân. Con gái được 5-6 tháng đã ốm vặt liên miên, tròn 6 tháng nó bị viêm phổi phải đi bác sĩ, chị Hoa vừa bế con chăm con, vừa tăng gia sản xuất để kiếm tiền mua thuốc cho con… “Hồi ở cữ, bà ngoại trông con cho tôi đi làm ruộng. Các cậu và em dâu cũng đỡ đần nhiều. Tôi có gia đình giúp nên cũng đỡ vất vả hơn. Nhà có gì ăn nấy, hai mẹ con rau cháo nuôi nhau”.

'Sống kiểu nào cũng phải hạnh phúc' ảnh 1

Hồi ấy, thời gian đầu, người ta thỉnh thoảng xì xào về hai mẹ con chị Hoa, tò mò bố đứa bé là ai, sau thưa dần rồi thôi. Ai cũng có cuộc sống riêng, người ta lại bị cuốn vào guồng quay của đồng áng, việc nhà, việc họ hàng, làng xóm. Không chỉ có chị Hoa, trong làng cũng có dăm ba người xin con như chị nên chuyện không chồng có con dần bớt ồn ào...

Ra phố kiếm tiền

Con gái từ lúc đỏ hỏn đến tuổi đi học trộm vía đều ngoan ngoãn như tự biết gia cảnh riêng của mình. Chị Hoa không ca thán nhiều. Chị tự hào về con lắm, nó học hết phổ thông, rồi đỗ Cao đẳng sư phạm, khoa tiểu học. Từ ngày con gái đi học cao đẳng, nó cần nhiều tiền, chị Hoa quyết định ra nội thành, chọn “nghề” osin để kiếm thêm thu nhập. Chị luôn cố gắng làm mọi thứ kiếm sống để cô con gái không thấy tủi thân và thiếu thốn.

“Hồi nó đi học cao đẳng, mỗi tháng phải gửi 2-3 triệu/tháng. Làm ruộng chẳng được bao nhiêu, tôi khóa cửa, để nhà không, ra thành phố làm osin. Đi không biết bao nhiêu nhà, khéo phải giúp việc cho chục gia đình rồi đó. Nhà ai tôi cũng nhớ...” – chị Hoa kể.

Ngày đầu mới ra phố, lương osin được 2-2,5 triệu/tháng, tháng nào lấy lương chị đưa con gái hết. Sau lương osin tăng, giờ cũng được 5-6 triệu đồng. Nhưng chị Hoa kể, làm osin cực lắm. “Nhà chủ hỏi đã phơi quần áo chưa, chị nói rất nhanh phơi rồi, thế mà nó quy tội cãi chủ. Lại có hôm chị làm xong việc nhà, chán không biết làm gì, tivi thì không dám bật lên xem, chị sang hàng xóm trò chuyện, bị quy tội buôn chuyện, hóng hớt...”.

Đời osin được chủ nuôi ăn, nuôi ở, nhưng chị bảo, đâu có sướng, việc chẳng lúc nào ngơi tay, phải làm việc nào ra việc ấy. Chị từng giúp việc cho một gia đình làm thuốc nam ở thị trấn Phùng – Đan Phượng, hết trông con cho nhà chủ, lại ngồi sao thuốc, tiếp khách... Có những ngày chị thức đêm trông trẻ. Chị thích trẻ con, đến nhà chủ nào có trẻ nhỏ chị cũng chăm kỹ lắm, thậm chí có đứa trẻ quấn chị hơn quấn bố mẹ. Là mẹ đơn thân, lại ít học nên chị trân trọng từng công việc mình nhận được, để kiếm từng đồng nuôi con gái ăn học. Nhưng có khi đụng phải nhà chủ quá quắt, gán cho chị lỗi nọ lỗi kia không đúng, chị không sao nói lại được. Đã có lần chị bỏ về ngang chừng hợp đồng vì không muốn đôi co với chủ. Rồi chị lại cặm cụi xin việc, làm thật tốt công việc của mình...

Ai rồi cũng ổn

Ngày xưa không chồng mà đẻ là chuyện tày đình, nhưng giờ khác rồi, nhịp sống và suy nghĩ đã cởi mở. Chuyện một thời “bất thường”, tày trời của chị Hoa giờ đã thành bình thường. Không ai phán xét, không ai dị nghị. Giờ con gái chị đã 24 tuổi, nó đã kịp lấy chồng và sinh hai đứa con êm ấm. Nhà thông gia không quá câu nệ chuyện chị là mẹ đơn thân. Giờ chị ở một mình, thỉnh thoảng chị ngóng Mai và các con về sum vầy thăm bà ngoại.

'Sống kiểu nào cũng phải hạnh phúc' ảnh 2

Những ngày cuối hè tháng 8, cái lưng đau của chị Hoa lại “biểu tình” chắc vì hồi đẻ chị không kiêng kỹ, lại quanh năm quần quật công việc nên càng có tuổi chị càng đau. Chị nghỉ làm giúp việc, về quê an nhàn, tiếp tục làm ruộng. Có ngày mưa dông, căn nhà nhỏ lụp xụp ngập nước. Mấy cây bưởi quanh nhà cũng uống “no nước” vì nhà đúng chỗ trũng, nước mưa rút chậm. Căn nhà nhỏ cấp bốn chưa đến 10m2, bên cạnh là cái bếp nhỏ cũng vẻn vẹn 4-5m2. Mong muốn lớn nhất lúc này của chị Hoa là có tiền sửa nhà, nâng cái nhà lên cho cao thêm chút nữa, nhà sẽ khô ráo và sẽ đỡ bị ngập nước hơn. Chị muốn con rể và con gái khi về thăm bà ngoại có chỗ ngủ rộng rãi hơn. Chị Hoa bảo: “Chẳng ai muốn làm mẹ đơn thân cả, ai cũng mong muốn được mái ấm hạnh phúc, có chồng đỡ đần bên cạnh. Nhưng nếu bất đắt dĩ phải chọn, thì phải sống thật tốt. Chị nghĩ đơn giản, phụ nữ dù sống kiểu nào cũng phải hạnh phúc, thì con mới hạnh phúc”.

Mấy hôm nữa, chị sẽ thử sang nhà ông cụm trưởng gần nhà, hỏi xem có khoản nào hỗ trợ hộ nghèo không, chị sẽ xin một khoản về sửa nhà. Con gái chị đã yên bề gia thất, chị không có mong muốn gì hơn là có thể sửa nhà tươm tất, để các cháu có một chốn quê khang trang hơn khi thăm bà ngoại... 

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.