Tổ chức động vật châu Á ủng hộ lời kêu gọi không ăn thịt chó

Đại diện Animals Asia nói ăn thịt chó "không phải là vấn đề văn hóa" và hoan nghênh Hà Nội kêu gọi từ bỏ thói quen này.
Những con chó là tang vật trong một vụ trộm được nhà chức trách thu giữ
Những con chó là tang vật trong một vụ trộm được nhà chức trách thu giữ

Ngày 13/9, ông Tuấn Bendixsen, Trưởng đại diện Tổ chức động vật châu Á tại Việt Nam (Animals Asia) cho biết tổ chức này ủng hộ việc chính quyền Hà Nội kêu gọi người dân xoá bỏ thói quen ăn thịt chó.

"Chúng ta đều biết chó là động vật sống trung thành và tình nghĩa với chủ. Chúng bảo vệ chúng ta, trông nhà, chơi đùa với trẻ em, giúp người già và ốm yếu. Những chú chó không chỉ là con vật mà nó còn là một thành viên của xã hội và người bạn tốt của con người", ông chia sẻ quan điểm. 

Theo khảo sát của Animals Asia, hiện việc giết mổ chó ở Việt Nam không giảm so với trước. Mặc dù khu Nhật Tân từng nổi tiếng với nhiều nhà hàng thịt chó đến nay đã không còn, nhưng nhiều vùng khác ở Hà Nội vẫn phổ biến các quán thịt chó như Nhổn, Cầu Giấy, Mai Động...

Ngoài ra, điều tra độc lập của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) cho thấy, khoảng 20.000 con chó được vận chuyển từ phía Nam ra tiêu thụ ở phía Bắc mỗi tháng. Nguồn cung này vẫn chưa đủ dẫn đến tình trạng trộm chó bức xúc trong dư luận. Việc ăn thịt chó ở phía Bắc phổ biến hơn trong Nam. 

Ông Tuấn Bendixsen cho biết thêm, từ trước tới nay, ACPA và Animals Asia luôn nhấn mạnh nhiều tới nguy cơ bệnh tật gây ra từ việc ăn thịt chó.

Năm 2016-2017, ACPA phối hợp với Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương thực hiện chương trình khảo sát bệnh dại trên 400 mẫu não chó từ 14 lò mổ trên địa bàn Hà Nội. Hầu hết các lò mổ này tiêu thụ chó thu gom từ miền Nam. Kết quả đã phát hiện 1% số mẫu có kết quả dương tính với bệnh dại, nghĩa là cứ 100 cá thể chó được tiêu thụ thì có một con bị bệnh dại. Đây là kết quả dịch tễ đáng lo ngại trong công tác phòng chống bệnh dại.

Trước quan điểm cho rằng ăn thịt chó không chỉ là thói quen mà còn là phong tục của người dân, ông Tuấn Bendixsen nói: "Đây không hẳn là vấn đề văn hóa. Chúng tôi không bình luận về việc ăn hay không ăn thịt chó. Vấn đề là qua khảo sát nhiều năm, chúng tôi có những bằng chứng về sự tàn bạo trong các khâu của quy trình sử dụng thịt chó. Từ vận chuyển, nuôi nhốt cho đến giết mổ".

Đại diện Animals Asia phân tích thêm, hiện ở Việt Nam rất khó để nuôi chó trong các trang trại, vì theo truyền thống đây không phải là động vật nuôi trong trang trại để làm thực phẩm. 

Chó ở Việt Nam phần lớn vẫn được nuôi trong gia đình như con vật để giữ nhà ở nông thôn, hoặc làm thú cảnh ở các thành phố. "Không thể đánh đồng động vật trang trại như gà, lợn, bò với chó được. Hơn nữa vô cùng khó để phân biệt thế nào là chó nuôi trang trại với chó bị trộm ở các gia đình", ông nói.

Theo ông, thời gian tới Animals Asia sẽ tiếp tục tuyên truyền tới cộng đồng về hậu quả của bệnh dại, cũng như đưa ra các bằng chứng về việc chó bị đối xử tàn bạo trong tất cả các khâu từ vận chuyển tới giết mổ; hướng tới việc truyền thông coi chó như một người bạn, gây dựng lòng yêu thương và trắc ẩn đối với chó, mèo trong cộng đồng. 

Trước đó ngày 10/9, UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.

Chính quyền Thủ đô cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo gây ra những hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.

Ngoài ra, những người tham gia giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, tả, xoắn khuẩn...

Theo ước tính của Cục Thú Y Việt Nam, tổng đàn chó của cả nước ổn định trong nhiều năm ở con số khoảng 9 triệu con. Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu con chó; có khoảng 100 người chết vì bệnh dại.

Theo Vnexpress
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.