TP Hồ Chí Minh tập trung khắc phục thiệt hại sau bão số 9

Sau hơn một ngày đổ bộ vào khu vực TP.Hồ Chí Minh, cơn bão số 9 đã gây ra nhiều thiệt hại cho Thành phố này, đặc biệt là tình trạng ngập úng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân nơi đây. Hiện TP.Hồ Chí Minh đã cơ bản khắc phục hậu quả của bão số 9, ổn định cuộc sống của người dân.
TP Hồ Chí Minh tập trung khắc phục thiệt hại sau bão số 9

Theo ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giờ, hai ngày qua, các lực lượng của huyện và của Thành phố chi viện đã tập trung xử lý những cây xanh ngã đổ, trụ điện bị nghiêng để đảm bảo an toàn cho người dân; kiểm tra tiêu thoát nước ở các khu dân cư, vùng trũng thấp bị ngập cục bộ. Đặc biệt, huyện tích cực kiểm tra, đôn đốc thực hiện vệ sinh môi trường do đọng nước những ngày qua, tránh phát sinh dịch bệnh. Trên các tuyến đường, nhân viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Công viên Cây xanh TP.Hồ Chí Minh cũng đã khẩn trương dọn tỉa các cây gãy đổ trên nhiều tuyến đường, không để cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho người đi đường.

Bến phà Bình Khánh nối huyện Nhà Bè với huyện Cần Giờ cũng đã thông tuyến từ sáng 26/11, sau hơn một ngày tạm ngừng. Cùng với đó, bến đò ngang Phước Khánh cũng đã hoạt động trở lại phục vụ việc đi lại cho người dân huyện Nhà Bè và huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã chỉ đạo các quận, huyện chủ động thực hiện việc vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, xử lý các điểm ngập úng; trường hợp không xử lý được thì Sở sẽ chi viện. Trung tâm Y tế dự phòng TP.Hồ Chí Minh, đã gửi công văn tới các trung tâm y tế quận, huyện về việc tăng cường giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước và phòng chống dịch bệnh sau bão tại Thành phố.

Cụ thể, trung tâm y tế các quận huyện tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết… theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Các trạm y tế phường, xã tăng cường giám sát vệ sinh môi trường tại các trạm trung chuyển rác, bô rác, nhà vệ sinh công cộng, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các cơ sở cung cấp nước, chung cư, nước hộ dân. Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các bệnh có thể xảy ra sau mưa bão, triều cường như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…Đến thời điểm này, các địa phương đang nỗ lực thực hiện, tình hình ổn định.

Theo thông báo từ Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh, sau bão số 9, triều cường lại xuất hiện trên địa bàn, khiến cho những vùng trũng thấp tiếp tục bị ảnh hưởng, sáng nay, 27/11, nhiều tuyến đường ở quận 7 vẫn bị ngập trong nước.

Cùng với các ngành và lực lượng chức năng của Thành phố, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị và người dân nhanh chóng, nỗ lực thực hiện công tác chống ngập, cứu nạn - cứu hộ, góp phần giảm nguy cơ thiệt hại do cơn bão gây ra. Theo đơn vị này, trong cơn bão vừa qua, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an TP.Hồ Chí Minh đã nhận được 24 tin báo cháy điện, 1.065 tin báo hút nước chống ngập, cây xanh ngã đổ. Trong đó, theo thống kê sơ bộ, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Công an thành phố trực tiếp điều động lực lượng xử lý 24 tin cháy, 239 tin hút nước, cây xanh ngã đổ. Đặc biệt, đã xử lý thành công điểm ngập tại trạm biến áp 500KV - 220KV Nhà Bè, khi xe trạm bơm liên tục hút nước trong thời gian 9 tiếng đồng hồ.

Được biết, trạm biến áp 500KV -220KV Nhà Bè và đường dây 500KH Nhà Bè - Cai Lậy - Ô Môn có tồng chiều dài 150km, cung cấp điện cho nhiều tình thành, trong đó có các quận trung tâm TP.Hồ Chí Minh. Vì vậy, nếu trạm biến áp này ngập nặng đến mức buộc phải cắt điện sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho nhiều địa phương. Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an TP.Hồ Chí Minh cũng đã điều động 15 xe, 12 máy bơm cùng 95 cán bộ chiến sĩ chi viện cho tỉnh Bình Dương chữa cháy xưởng lốp xe ngay trong bão. Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh cũng đã khôi phục cấp điện cho hầu hết khách hàng. Không để xảy ra mất điện trên diện rộng, góp phần đảm bảo ổn định sinh hoạt cho nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.Hồ Chí Minh, bão số 9 đã làm 1 người chết và 2 người bị thương nhẹ. Về cơ sở vật chất có 6 nhà tạm bị sập; 14 căn nhà hư hỏng và tốc mái; ngã đổ 223 cây xanh và 1 trụ điện, nghiêng 7 trụ điện, và khoảng 102 tuyến đường bị ngập.

Theo Báo ĐCS
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.