Trùm xã hội đen bảo kê chợ Long Biên khóc nức nở trước tòa

Được gặp người thân tại phiên tòa xử sơ thẩm, ông trùm bảo kê chợ Long Biên Nguyễn Kim Hưng (tức ‘Hưng kính’) bật khóc nức nở.

 

 

Bị cáo Nguyễn Kim Hưng bật khóc khi gặp lại người thân
Bị cáo Nguyễn Kim Hưng bật khóc khi gặp lại người thân

Sáng nay, 11.7, TAND TP.Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm 5 bị cáo trong vụ án Cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại chợ Long Biên (TP.Hà Nội). 

Các bị cáo trong vụ án gồm: Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”, 56 tuổi, ngụ P.Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm), Tổ trưởng tổ bốc dỡ hàng hóa số 2 chợ Long Biên; Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương, cùng là nhân viên tổ bốc dỡ hàng hóa số 2, bị đề nghị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản. 

Hội đồng xét xử gồm 3 người, chủ tọa là thẩm phán Mai Văn Quang.

Giữ quyền công tố tại tòa là kiểm sát viên Lê Tuấn Anh (Viện KSND TP Hà Nội). Có 9 luật sư tham gia phiên tòa, bào chữa cho các bị cáo, và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bị hại.

Trùm xã hội đen bảo kê chợ Long Biên khóc nức nở trước tòa ảnh 1

Các bị cáo trong vụ án tại phiên xét xử sơ thẩm

Tuy nhiên, ngay tại phần thủ tục, do 2 luật sư vắng mặt, trong đó cả luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Kim Hưng, nên HĐXX đã quyết định hoãn phiên tòa.

Lúc được áp giải ra xe để về trại giam, bị cáo Hưng "kính" đã bật khóc nức nở khi nhận ra những người thân của mình đang đến dự phiên tòa.

Đầu tháng 8.2018, Công an TP.Hà Nội nhận được đơn tố giác kèm theo vi bằng của vợ chồng bà Nghiêm Thúy Nga và ông Hoàng Anh Hà (trú P.Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) về việc hộ kinh doanh của ông bà bị Hưng “kính” và các nhân viên trong tổ bốc dỡ số 2 cưỡng đoạt tài sản, với tổng số tiền hơn 1 tỉ đồng.

Quá trình điều tra xác định dưới danh nghĩa nhân viên của tổ bốc dỡ số 2, Hưng "kính" chỉ đạo đàn em xua đuổi, không cho ô tô đỗ xe để bà Nga bốc dỡ hàng. Các bị can còn chắn xe trước ki-ốt, để cá thối gây mùi khó chịu, nhằm cản trở việc kinh doanh của chị Nga. 

Trùm xã hội đen bảo kê chợ Long Biên khóc nức nở trước tòa ảnh 2

Lực lượng chức năng dẫn giải Hưng "kính" ra xe vềtrại giam

Dù vậy, Hưng "kính" vẫn bắt vợ chồng bà Nga phải trả tiền bốc dỡ cho chúng, với lý do Ban quản lý đã trao độc quyền này cho tổ số 2.

Qua điều tra, công an xác định từ ngày 14.3.2018 đến 1.9.2018, lợi dụng công việc ở tổ bốc xếp, Hải, Long và Vương đã thu của bà Nga hơn 35,6 triệu đồng. Trong đó, có 7,5 triệu đồng là tiền nhân viên tổ dịch vụ bốc dỡ số 2 tham gia bốc dỡ hàng hóa, còn lại hơn 28 triệu đồng là tiền “bãi”, bắt ép bà Nga phải nộp và chiếm đoạt.

Đối với việc vợ chồng bà Nga tố giác từ năm 2010 - 2017 bị Hưng “kính” chiếm đoạt hơn 1 tỉ đồng, do chỉ có lời khai của bị hại, còn Hưng “kính” không thừa nhận, nên cơ quan điều tra tách thành vụ án khác để điều tra, xử lý sau.

Theo Thanh Niên
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.