Trường mẫu giáo Trung Quốc ‘quay cuồng’ với trạng thái bình thường mới

Trường mẫu giáo Trung Quốc ‘quay cuồng’ với trạng thái bình thường mới

Tại một trường mẫu giáo mới mở cửa ở Thượng Hải, mỗi buổi sáng các giáo viên đều đang cố gắng thích nghi với những quy định của trạng thái “bình thường mới”.
_____________

Để được mở cửa trở lại, các trường học phải chia khung giờ tới lớp của học sinh để tránh tụ tập quá đông, trẻ mẫu giáo khi tới trường phải trải qua 3 vòng kiểm tra nhiệt độ, tiếp đó là 2 lần rửa tay kỹ càng trước khi bước vào lớp. Các phụ huynh và giáo viên giờ phải mất 30 phút chi để đưa trẻ từ cổng trường vào lớp học.

Trường mẫu giáo Trung Quốc ‘quay cuồng’ với trạng thái bình thường mới ảnh 1

Tuy nhiên, đối với Liu Liqun, những khó khăn của các giáo viên tại Thượng Hải chưa thấm tháp so với những gì cô đang phải đối mặt.

Cách xa hơn 1.000 km về phía tây, Liu điều hành một chuỗi 8 trường mẫu giáo tư thục ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc – tất cả hiện vẫn phải đóng cửa do chính quyền đang tỏ ra thận trọng trong việc quay trở lại trạng thái bình thường.

Sau gần 5 tháng thất nghiệp, Liu cùng các nhân viên của mình đã buộc phải gác bỏ việc dạy học để nhận những công việc khác nhằm nuôi sống bản thân và gia đình.

Công ty mẫu giáo của Liu đã tạm thời chuyển sang cung cấp dịch vụ giao đồ ăn thông qua ứng dụng mạng xã hội WeChat.

Liu bắt đầu mỗi ngày bằng cách kiểm tra các đơn hàng của mình trước khi đến nhà bếp của trường để giám sát đội ngũ các giáo viên nay đã trở thành đầu bếp bất đắc dĩ. Để chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ, các giáo viên đang cặm cụi làm bánh bao truyền thống để đáp ứng nhu cầu của các gia đình.

Dù không hoàn toàn như tưởng tượng ban đầu, nhưng Liu hy vọng mô hình kinh doanh mới này có thể giúp 285 nhân viên của cô thoát khỏi cảnh thất nghiệp.

“Trong hơn 4 tháng qua, thu nhập của chúng tôi gần như bằng 0”, cô Liu nói. “Tuy nhiên, chúng tôi vẫn phải trả tiền thuê nhà, tiền lương cơ bản và bảo hiểm xã hội cho giáo viên và mua các vật dụng phòng ngừa như khẩu trang và thuốc khử trùng. Chúng tôi phải chịu áp lực tài chính rất lớn.”

Cụm trường mẫu giáo của Liu là một trong những ví dụ tiêu biểu về tình cảnh khó khăn mà ngành giáo dục tư nhân của Trung Quốc phải thích ứng khi dịch bệnh bùng phát.

Các trường mẫu giáo tư nhân đã mọc lên như nấm sau mưa ở các thành phố Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh. Tính đến năm 2018, đã có 165.000 trường mầm non tư thục tại Trung Quốc, chăm sóc cho hơn 26 triệu trẻ em, tương đương 56% tổng số học sinh mẫu giáo của nước này.

Trường mẫu giáo Trung Quốc ‘quay cuồng’ với trạng thái bình thường mới ảnh 2

Nhưng đại dịch đã khiến ngành nghề này rơi vào khủng hoảng. Các trường mẫu giáo trên toàn Trung Quốc đã ngừng hoạt động vào cuối tháng 1 và vẫn đóng cửa trong nhiều tháng, gây thiệt hại lớn về doanh thu. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã cấm các trường thu học phí trước tháng 4.

Tính đến cuối tháng 5, 70% trường học rơi vào cảnh thiếu ngân sách để duy trì hoạt động, theo một cuộc khảo sát trên 1.000 trường mẫu giáo tư nhân của công ty tư vấn đầu tư giáo dục Zhongjiaotouyan. Nhiều trường cho biết phải cắt giảm lương nhân viên, vay vốn ngân hàng hoặc thực hiện các biện pháp khẩn cấp khác để duy trì hoạt động.

Trong một cuộc khảo sát riêng với 600 cơ sở mẫu giáo tư thục, có hơn 50% giáo viên cho biết họ gần như “cháy túi” trong mùa dịch và kết quả là nhiều người phải bỏ việc.

Chính thực trạng này đã khiến Liu nghĩ tới việc thay đổi hình thức kinh doanh. Công ty của cô thậm chí còn chịu nhiều áp lực hơn hầu hết các đối thủ cạnh tranh, do đã đầu tư hơn 2 triệu nhân dân tệ (hơn 6 tỷ đồng) để mở một cơ sở mới chỉ vài tháng trước khi đại dịch bùng phát.

Trường mẫu giáo Trung Quốc ‘quay cuồng’ với trạng thái bình thường mới ảnh 3

“Công đoàn lao động của chúng tôi đã giải quyết một vài trường hợp giáo viên của chúng tôi nghỉ việc”, Liu nói. “Điều này có thể giúp giảm bớt áp lực tài chính của chúng tôi, nhưng tôi muốn họ ở lại với chúng tôi trong giai đoạn khó khăn này. Việc chảy máu tài năng sẽ là một mất mát lớn cho công ty chúng tôi trong thời gian dài.”

Khi các thành phố ở tỉnh Hồ Bắc bắt đầu nới lỏng các lệnh phong tỏa vào cuối tháng 3, Liu và các giáo viên của cô bắt đầu suy nghĩ về các ý tưởng kinh doanh tiềm năng, và đi đến quyết định như hiện tại.

“Ban ngày, chúng tôi giữ liên lạc với phụ huynh để kiểm tra tình hình học sinh, còn tới ban đêm, tất cả các giáo viên thảo luận trên mạng. Chúng tôi thức suốt hai đêm để lập ra một kế hoạch kinh doanh này”, Liu nói.

Tận dụng hệ thống nhà bếp với các căng tin có công suất phục vụ cho hơn 2.000 suất ăn một ngày, các giáo viên bắt đầu chia thành các nhóm: nhóm biết nấu nướng sẽ làm đầu bếp, nhóm có xe riêng làm nhiệm vụ giao hàng còn một nhóm đảm nhận nhiệm vụ tiếp thị.

Đến giữa tháng 5, mọi khâu chuẩn bị đã hoàn thành. “Chúng tôi chỉ bán khoảng 40 suất ăn trong ngày đầu tiên và hầu hết các đơn đặt hàng đều là người quen”, Liu nói. “Nhưng chúng tôi biết rằng mình phải tiếp tục chiến đấu, vì đó là cách duy nhất để tự cứu bản thân. Đến tháng 6, doanh số hàng ngày của họ đã tăng lên 500 đơn/ngày”.

Trường mẫu giáo của Liu không phải cơ sở giáo dục duy nhất ở Hồ Bắc mở dịch vụ giao đồ ăn. Một trường mầm non khác ở Vũ Hán cũng mở một nhà hàng thịt nướng trong khuôn viên, cho phép thực khách dùng bữa ngay tại các máng trượt và bập bênh.

Đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng các cơ sở kinh doanh này có thể sẽ đóng cửa, khi chính phủ Trung Quốc đã cho phép các trường mẫu giáo hoạt động trở lại. Vào tháng 5, thành phố Thượng Hải tuyên bố các trường mẫu giáo tư thục sẽ được phép mở cửa trở lại từ ngày 2/6, miễn là họ được sự chấp thuận từ chính quyền địa phương.

Trường mẫu giáo Montessori tại quận Từ Hối của Thượng Hải đã quay trở lại hoạt động kể từ ngày 1/6, điều này khiến nhiều giáo viên và quản lý cảm thấy phấn khởi.

Trường mẫu giáo Trung Quốc ‘quay cuồng’ với trạng thái bình thường mới ảnh 4

"Thật là tuyệt. Chỉ một ngày trước, khuôn viên trường rất vắng vẻ và yên tĩnh. Ngày hôm sau, đã có những đứa trẻ chơi đùa”, bà Olena Naumenko, giám đốc cơ sở Từ Hối, cho biết. “Ngày đầu tiên lớp học mở lại thực sự xúc động, nó khác hẳn so với các lớp trực tuyến”.

Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn miễn cưỡng khi cho con đi học trở lại. Trong tuần đầu tiên, chỉ có 70 trẻ được đưa đi học.

“Một số phụ huynh rất trung thực, họ nói rằng: ‘Chúng tôi tin tưởng các vị, nhưng chúng tôi có chút lo lắng’. Đây là một giai đoạn chuyển tiếp rất đặc biệt. Phụ huynh cũng muốn quan sát và đợi cho đến khi mọi thứ đi vào quỹ đạo bình thường”, bà Naumenko nói.

Các trường mẫu giáo cũng phải tuân thủ các chính sách kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt, nhất là khi một đợt bùng phát mới manh nha xuất hiện ở các tỉnh Đông Bắc Trung Quốc, trong đó có thủ đô Bắc Kinh. Kiểm tra sức khỏe toàn diện đã trở thành một phần của trạng thái bình thường mới.

Nếu một trẻ có dấu hiệu bị sốt, các y tá sẽ đến lớp học với đầy đủ đồ bảo hộ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ. Tại mỗi khuôn viên trường còn có một khu cách ly để quan sát và cách ly trẻ nếu có biểu hiện mắc bệnh.

Mặc dù việc mở cửa trở lại đã đem lại cho các giáo viên hy vọng, thế nhưng sự phục hồi so với trước dịch bệnh sẽ là cả một quá trình dài, bởi nhiều trường có dấu hiệu lỗ vốn kể từ khi mở lại các lớp học.

Hiệu trưởng một trường mẫu giáo tư thục ở tỉnh Tứ Xuyên cho biết 70% trong số 230 học sinh đã trở lại lớp học. Với mức học phí 500 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng) mỗi tháng, việc thiếu sinh viên là một vấn đề nghiêm trọng.

“Chúng tôi đã gần như phá sản trước cả khi có đại dịch”, vị hiệu trưởng chia sẻ. “Chính quyền địa phương đã giảm bớt phí bảo hiểm xã hội của giáo viên và cung cấp cho nhà trường các khoản trợ cấp từ tháng 2 đến tháng 4, nhưng các biện pháp này chỉ có tác động hạn chế. Học phí hiện giờ còn không đủ để chúng tôi trả tiền thuê nhà chứ đừng nói là trả lương giáo viên”.

Trường mẫu giáo Trung Quốc ‘quay cuồng’ với trạng thái bình thường mới ảnh 5

Su Xiaojun, một hiệu trưởng trường mẫu giáo ở tỉnh Cam Túc, nói rằng các địa phương đang kêu gọi chính phủ thực hiện các biện pháp chủ động hơn để giúp họ vượt qua khủng hoảng, như giảm tiền thuê nhà, cùng các khoản phí bắt buộc khác.

“Nếu các trường mẫu giáo tư thục không thể sống sót sau đại dịch, thì nó sẽ gây ra sự gián đoạn lớn đối với hệ thống giáo dục mẫu giáo trên cả nước”, Su Xiaojun cho biết.

Quay trở lại Hồ Bắc, hiệu trưởng Liu chỉ đơn giản hy vọng chính quyền địa phương sẽ sớm cho phép cô được mở lớp trở lại.

“Chúng tôi vẫn chưa nhận được thông tin gì về việc mở cửa trở lại, mùa hè sắp đến và đồng nghĩa với việc chúng tôi phải đóng cửa cho tới tháng 9”, Liu nói.

Đối với Li Ting – một nhân viên của Liu, việc tiếp tục đóng cửa thêm 3 tháng sẽ là thảm họa. Kể từ khi nhà trường cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, cô đã làm việc 14 giờ một ngày tại nhà bếp với tư cách là một nhân viên y tế, bắt đầu công việc khử trùng từ 6 giờ và ở lại đến 8 giờ tối để đảm bảo mọi thứ là không tì vết sau khi các “đầu bếp” về nhà.

Điều duy nhất Li bận tâm đó là tiền lương. “Những ngày này, cả gia đình tôi chỉ dựa vào mức lương cơ bản khoảng 1.500 nhân dân tệ, thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu hàng tháng của chúng tôi là 4.000 nhân dân tệ. Đối với tôi, đây là một cơ hội làm việc quý giá”, Li nói.

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.