Truy tố 29 bị can trong vụ sát hại 3 cảnh sát ở Đồng Tâm

(Ngày Nay) - Viện kiểm sát cho rằng, các bị can ở Đồng Tâm đã chuẩn bị vũ khí, sẵn sàng chống trả lực lượng làm nhiệm vụ và thực tế đã sát hại 3 cảnh sát vào ngày 9/1.

Ngày 25/6, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 truy tố 29 bị can trong vụ đổ xăng đốt làm 3 chiến sĩ công an hy sinh ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử theo thẩm quyền.

Trong đó, 25 bị can bị truy tố về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o - Bộ luật Hình sự năm 2015, gồm: Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trịnh Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.

4 bị can còn lại gồm: Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a - Bộ luật Hình sự năm 2015. Toàn bộ 29 bị can đều trú tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, nguồn tin của báo Hà Nội Mới cho hay.

Truy tố 29 bị can trong vụ sát hại 3 cảnh sát ở Đồng Tâm ảnh 1

Tang vật của vụ án. - Ảnh: An Ninh Thủ Đô.

Liên quan đến vụ việc này, báo Tiền Phong trích dẫn cáo trạng, phía truy tố cho rằng dù biết rõ đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là đất Quốc phòng nhưng các bị can trong vụ vẫn thực hiện lấn chiếm, đòi sử dụng.

Thanh tra TP Hà Nội và Thanh tra Chính phủ đã kết luận, các cơ quan chức năng cũng tổ chức đối thoại với người dân xã Đồng Tâm nhưng từ năm 2013, ông Lê Đình Kình (SN 1936, ở thôn Hoành) đã cùng Lê Đình Công, Nguyễn Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển và một số đối tượng lập “Tổ Đồng thuận” nhằm chiếm lại đất đồng Sênh chia nhau.  

Viện kiểm sát nêu quan điểm, các đối tượng này thường xuyên lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện phức tạp về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm; sử dụng mạng xã hội tuyên truyền sai sự thật về nguồn gốc đất…

Từ năm 2017 đến 2020, ông Kình đã chỉ đạo “Tổ Đồng thuận” và nhiều đối tượng khác tiến hành gây rối trật tự thậm chí bắt giữ hơn 34 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động, Công an huyện Mỹ Đức và 4 cán bộ khác không liên quan.

Ngoài ra, “Tổ đồng thuận” còn gây rối, ngăn cản các cuộc họp của chính quyền địa phương, đe dọa người đồng tình cho chính quyền sử dụng đất… Đặc biệt, viện kiểm sát xác định nhóm này tích cực chuẩn bị bom xăng, lựu đạn, pháo… sẵn sàng chống trả cảnh sát nếu bị cưỡng chế.

Truy tố 29 bị can trong vụ sát hại 3 cảnh sát ở Đồng Tâm ảnh 2

Ông Lê Đình Kình bị xác định cầm đầu, chủ mưu trong vụ việc. - Ảnh: Tiền Phong

Cơ quan truy tố cũng cho rằng, ông Lê Đình Kình cùng các bị can trong vụ còn tổ chức quay video, livetream trên mạng xã hội và tuyên bố nếu công an đưa lực lượng về Đồng Tâm sẽ bị tiêu diệt từ 300 người đến 500 người.

Rạng sáng ngày 9/1/2020, khi thấy cảnh sát tiến hành chốt cổng thôn Hoành (cách nhà ông Kình khoảng 50 mét) để bảo vệ mục tiêu, Bùi Văn Niên và Lê Đình Quân đánh kẻng báo động.

Các bị can sau đó bắn pháo hiệu và cũng bắn pháo về phía lực lượng chức năng; đứng trên mái nhà dùng gạch đá, bom xăng, dao bầu tấn công cảnh sát. Tổ công tác đã nhiều lần dùng loa kêu gọi các đối tượng dừng các hành vi vi phạm nhưng nhận lại là sự chống đối quyết liệt. Thậm chí, các bị can Chức và Công đã sử dụng lựu đạn ném về phía lực lượng đang thực hiện nhiệm vụ nhưng không nổ.

Lúc này, các cảnh sát Nguyễn Huy Thịnh, Phạm Công Huy, Dương Đức Hoàng Quân di chuyển trên mái nhằm vào nhà Lê Đình Chức đã bị người này dùng tuýp sắt gắn dao bầu chọc xuống.

Các ông Thịnh, Huy, Quân sau đó không may rơi xuống hố ở gần nhà Lê Đình Kình. Lập tức, các bị can Chức và Doanh đốt lửa rồi nhiều lần đổ xăng xuống hố. Việc này khiến 3 cảnh sát tử vong do ngạt khí và cháy than hóa toàn thân.

Ngoài ra, một lực lượng khác áp sát nhà ông Lê Đình Kình và cũng nhận sự chống trả quyết liệt. Cơ quan truy tố cho rằng, khi cảnh sát phá khóa cửa ngách ông Kình đã thấy ông cầm 1 quả lựu đạn và hô hào chống đối. Vì vậy, một cảnh sát đã nổ súng, bắn tử vong Lê Đình Kình.

TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.