Văn hóa – ‘Điểm tựa’ vững chắc để dấn thân

“Không còn cách nào khác, chúng ta phải dấn thân vào cuộc trường chinh mới để chống lại, để diệt giặc nghèo nàn, giặc lạc hậu. Cũng như trong các cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, nguồn lực lớn nhất, sức mạnh vĩ đại nhất của dân tộc là hơn một trăm triệu người Việt Nam ở trong nước, nước ngoài và với nền tảng, điểm tựa vững chắc là nền văn hóa, là giá trị, niềm tự hào Việt Nam”.
Văn hóa – ‘Điểm tựa’ vững chắc để dấn thân

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh điều này khi phát biểu khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V, tại Phú Yên, tối 19/8.

Với chủ đề "Bảo tồn văn hóa dân tộc Chăm gắn với phát triển du lịch", Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm lần thứ V năm 2019 có sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, An Giang, TPHCM và Phú Yên.

Trong thời gian 3 ngày (19-21/8) nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng của đồng bào Chăm khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ sẽ được tổ chức như: Trình diễn nghệ thuật dân gian kết hợp với giới thiệu trang phục truyền thống; thi các môn thể thao dân gian đẩy gậy, kéo co, chạy cà kheo; giới thiệu văn hóa ẩm thực; thi cắm trại; trình diễn trích đoạn lễ hội truyền thống; trình diễn nghề thủ công truyền thống…

Phát biểu khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đồng bào các dân tộc Việt Nam, trong đó có đồng bào Chăm, đã luôn luôn cùng nhau như anh em ruột thịt một nhà, chung sức đồng lòng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu; trong gìn giữ, phát huy những di sản vô giá mà tổ tiên đã trao truyền lại.

Văn hóa – ‘Điểm tựa’ vững chắc để dấn thân ảnh 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn cho Đảng bộ và chính quyền nhân dân tỉnh Phú Yên. Ảnh: VGP

Nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, được thế giới trân trọng, ngưỡng mộ, có sự hoà quyện bởi những sắc màu riêng có của hơn 50 dân tộc.

Trong bức tranh văn hóa chung rất đẹp, rất đáng tự hào, văn hóa và những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào Chăm có một vị trí rất nổi bật. Tiêu biểu là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với những ngôi đền tháp gạch độc đáo, uy nghi hùng vĩ và những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ mang dấu ấn sâu đậm về nếp sống gia đình, nghi lễ tôn giáo.

Hơn 60 khu di tích đền, tháp Chăm được các cấp chính quyền cùng nhân dân các địa phương thường xuyên chăm lo, gìn giữ, tôn tạo với tấm lòng hiếu nghĩa hướng về tổ tiên và trách nhiệm tiếp tục truyền lưu cho thế hệ mai sau. Trong đó, khu đền, tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa của nhân loại. Các tháp Chăm ở Ninh Thuận và nay thêm tháp Nhạn ở Phú Yên được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

“Những di sản văn hóa vô giá đó cùng với những con người hiền lành trung thực, chịu khó, chịu thương, khéo léo, sáng tạo và cũng hết sức dũng cảm, kiên cường, thanh cao, khí tiết một lòng vì nghĩa lớn… là niềm tự hào, là thế mạnh, là nguồn lực để Phú Yên và các tỉnh Nam Trung Bộ vươn lên mạnh mẽ cùng cả nước”, Phó Thủ tướng đánh giá.

Văn hóa – ‘Điểm tựa’ vững chắc để dấn thân ảnh 2

Trình diễn một tiết mục nghệ thuật diễn xướng Chăm tại buổi lễ. Ảnh: VGP

Theo Phó Thủ tướng, đất nước đang đứng trước yêu cầu phải phát triển nhanh hơn, bền vững hơn trong một thế giới luôn cạnh tranh cùng hợp tác với thời cơ và thách thức đan xen. Đặc biệt, sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ đang mở ra những vận hội to lớn với các quốc gia, dân tộc nhưng chỉ trở thành động lực, nguồn lực, lợi thế với những ai nắm bắt được.

“Chúng ta phải tập trung thật sự cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhưng quan trọng không kém, nếu không muốn nói là còn quan trọng hơn, là cần phát huy những giá trị văn hóa, con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng dân tộc để vượt qua khó khăn, vượt lên chính mình, biến thách thức thành thời cơ; để đất nước không bị bỏ lại phía sau; để thu hẹp khoảng cách phát triển, đuổi kịp các nước đi trước; để có thể vượt lên sánh vai cùng năm châu bè bạn như Bác Hồ từng mong ước”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Nhận thức này càng trở nên cấp thiết khi mấy chục năm qua dù Việt Nam không còn là nước nghèo, kém phát triển và được đánh giá rất cao trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ cũng như cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, nhưng so với các nước có mức thu nhập theo đầu người hàng đầu thế giới thì chúng ta còn kém hàng chục lần. So với các nước phát triển, chúng ta vẫn còn nhiều mặt, nhiều lĩnh vực lạc hậu cả mấy chục năm.

“Không còn cách nào khác, chúng ta phải dấn thân vào cuộc trường chinh mới để chống lại, để diệt giặc nghèo nàn, giặc lạc hậu. Cũng như trong các cuộc trường chinh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây, nguồn lực lớn nhất, sức mạnh vĩ đại nhất của dân tộc là hơn một trăm triệu người Việt Nam ở trong nước, nước ngoài và với nền tảng, điểm tựa vững chắc là nền văn hóa, là giá trị, niềm tự hào Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

Vì vậy, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Chăm cũng như các hoạt động thiết thực nhằm tăng cường giao lưu, bảo tồn và phát huy các di sản, giá trị văn hóa các dân tộc là hết sức cần thiết, cần được tiếp tục tổ chức ngày càng sâu rộng và hấp dẫn.

Văn hóa – ‘Điểm tựa’ vững chắc để dấn thân ảnh 3

Trình diễn nghi lễ mừng cơm mới. Ảnh: VGP

Một mặt, để mọi người dân cùng tham gia, cùng được thụ hưởng những giá trị văn hóa, những thành tựu phát triển. Mặt khác phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa như một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, trực tiếp nhất là du lịch và góp phần quan trọng quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Và điều quan trọng hàng đầu trong tất cả mọi suy nghĩ, hành động; mọi chủ trương, chính sách; mọi phong trào, mọi lễ hội là tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là thắt chặt nghĩa tình đồng bào, ruột thịt của người Việt Nam để “muôn người như một”, “chung sức, đồng lòng” quyết tâm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Theo Chính phủ
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).