Vì sao các nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng Công ty Veam bị bắt tạm giam?

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (Veam) và một số đơn vị thành viên.
Ông Trần Ngọc Hà - cựu Chủ tịch Veam.
Ông Trần Ngọc Hà - cựu Chủ tịch Veam.

Đồng thời, ra quyết định khởi tố bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại Điều 219 Bộ Luật hình sự năm 2015 đối với 4 bị can gồm:  Trần Ngọc Hà- nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc Veam; Lâm Chí Quang - nguyên Tổng Giám đốc Veam; Vũ Từ Công- Phó Tổng Giám đốc Veam; Nguyễn Mạnh Chung- Giám đốc  Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp.

Trước đó, vào tháng 3/2019, Veam đã ban hành nghị quyết về việc bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc với ông Trần Ngọc Hà. Lý do ông Trần Ngọc Hà bị tạm dừng nhiệm vụ liên quan đến thương vụ mua bán 3.000 linh kiện phụ tùng ôtô xe Hyundai để sản xuất và tiêu thụ với trị giá 1.600 tỷ đồng mà không thông qua Hội đồng quản trị. Tháng 6/2019, ông Hà tiếp tục bị miễn nhiệm là người đại diện vốn nhà nước tại Veam.

Được biết, sau nhiều năm công tác, từ tháng 1/2010 ông Trần Ngọc Hà được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty kiêm Giám đốc Nhà máy ôtô Veam. Từ tháng 4/2011 đến tháng 1/2015, ông Trần Ngọc Hà giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Veam. Từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2018, ông Hà giữ chức vụ Tổng Giám đốc Veam.

Trước đó, tại Kết luận thanh tra của Bộ Công thương đã chỉ ra nhiều sai phạm của ông Trần Ngọc Hà tại Veam. Theo đó, ông Trần Ngọc Hà với vai trò là Chủ tịch Veam giai đoạn 2011-2014, Tổng giám đốc Veam 2015-2018 chịu trách nhiệm trong việc trình, phê duyệt đầu tư các dự án không hiệu quả, gây lãng phí lớn. Cụ thể, Veam đã đầu tư vào xưởng công nghệ cao mới đạt 30% hiệu suất tại Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo, Dự án đầu tư dây chuyền sản xuất động cơ xăng 6+8 HP tại DISOCO, Dự án sản xuất động cơ 100-400 HP.

Vì sao các nguyên Chủ tịch, Tổng giám đốc Tổng Công ty Veam bị bắt tạm giam? ảnh 1

Ông Trần Ngọc Hà - cựu Chủ tịch Veam.

Bên cạnh đó, ông Trần Ngọc Hà cũng thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát việc sử dụng các khu đất của Công ty Trần Hưng Đạo (Công ty con của Veam) dẫn đến nguy cơ thất thoát, mất tài sản như khu đất số 18 Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội…

Trong giai đoạn 2010-2018, khi ông Trần Ngọc Hà tổ chức, chỉ đạo điều hành trực tiếp tại Nhà máy ôtô Veam (VM), đơn vị này gây mất vốn đầu tư của Veam 331 tỷ đồng.

Ngoài ra, Veam đã sử dụng vốn không đúng mục đích. Theo đó, Công ty TNHH MTV Cơ khí Trần Hưng Đạo đã sử dụng 112,6 tỷ đồng không đúng mục đích từ nguồn vốn điều chuyển quyền sử dụng đất tại 191 và 193 Bà Triệu, Hà Nội. Năm 2012, nhà máy ôtô Veam mua sắm trang thiết bị đầu tư dự án không hiệu quả. Thời gian này, ông Hà giữ chức chủ tịch nên chịu trách nhiệm chính trong việc phê duyệt 3 mua sắm trang thiết bị và kết quả, gây thiệt hại gần 40 tỷ đồng.

Từ năm 2009 đến năm 2014, Veam đã hỗ trợ vốn, cho các đơn vị thành viên vay với số tiền lớn. Số tiền Veam hỗ trợ, cho vay chưa thu hồi được lên tới 595 tỷ đồng. Số tiền phải thu của khách hàng còn tồn đọng lớn lên tới gần 7.000 tỷ đồng.

Với vai trò là Chủ tich HĐTV, ông Hà đã buông lỏng quản lý, không thực hiện việc giám sát tài chính đối với Tổng giám đốc, kế toán trưởng Veam. Ông Hà không ban hành kịp thời nghị quyết để ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại đối với số tiền trên, đặc biệt là với vốn cho vay, bảo lãnh, kinh doanh với 3 công ty cổ phần gồm Matexim Hải Phòng, Công ty CP Vật tư và Thiết bị toàn bộ, Công ty Vetranco. Tính đến ngày 31/12/2018, nhà máy VM còn nợ Veam với số tiền 359,6 tỷ đồng.

Thanh tra Bộ Công thương nhận định, việc Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của Veam chuyển tiền cho VM khi không có sự phê duyệt của Hội đồng thành viên Veam  là vi phạm điều lệ tổ chức và hoạt động của Veam. Đặc biệt, việc chuyển tiền cho nhà máy VM lỗ luỹ kế 343 tỉ đồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Sau khi thanh tra, tháng 12/2018 Bộ Công thương đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra của Bộ Công an để tiếp tục điều tra làm rõ nhiều sai phạm về kinh tế của Veam.

Cụ thể, một là việc sử dụng nguồn vốn hơn 112 tỷ đồng không đúng mục đích từ nguồn vốn chuyển quyền sử dụng đất 191 và 193 Bà Triệu - Hà Nội tại Công ty TNHH MTV cơ khí Trần Hưng Đạo trong Dự án đầu tư di chuyển và xây dựng mới Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo. Hai là hệ thống khuôn dập cabin thiệt hại hơn 26 tỷ đồng. Ba là việc bảo lãnh vay số tiền hơn 75 tỷ đồng tại Công ty CP vận tải và thương mại Veam. Cuối cùng là dấu hiệu cố ý làm trái, buông lỏng trong công tác quản lý đất đai tại tổng công ty và một số đơn vị thành viên gây thiệt hại, lãng phí tài sản nhà nước.

Theo Đại đoàn kết
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.