Bí ẩn lớn nhất vũ trụ: Siêu quần thể lạ bao quanh ngôi sao cách Trái đất 1.480 năm ánh sáng

Các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về một ngôi sao kỳ lạ có thể được bao quanh bởi quần thể siêu kiến trúc của người ngoài hành tinh.
Bí ẩn lớn nhất vũ trụ: Siêu quần thể lạ bao quanh ngôi sao cách Trái đất 1.480 năm ánh sáng

Ngôi sao KIC 8462852, nằm cách Trái đất của chúng khoảng 1.480 năm ánh sáng, được kính thiên văn Kepler theo dõi hơn 4 năm kể từ 2009.

Hiện tại, các nhà khoa học đã sử dụng kính thiên văn ATA tại thành phố San Francisco của Mỹ để nghiên cứu sâu hơn về quần thể siêu kiến trúc bí ẩn bao ngôi sao kỳ lạ này.

“Chúng tôi chưa từng nhìn thấy một ngôi sao nào như vậy. Nó thực sự kỳ lạ”, tiến sĩ Tabetha Boyajian nói về ngôi sao KIC 8462852. “Chúng tôi nghĩ rằng điều này có thể là do dữ liệu gửi về bị lỗi hay do sự di chuyển của tàu vũ trụ trong không gian, nhưng mọi thứ sẽ được kiểm tra”.

Bí ẩn lớn nhất vũ trụ: Siêu quần thể lạ bao quanh ngôi sao cách Trái đất 1.480 năm ánh sáng - anh 1

Hình ảnh ngôi sao KIC 8462852 do kính thiên văn từ Trái đất ghi lại.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Boyajian đang cố gắng tìm ra những lý giải về cấu trúc kỳ lạ của ngôi sao KIC 8462852. Những giải thích này bao gồm do ánh sáng bị bẻ cong khi truyền về kính thiên văn Kepler khiến dữ liệu không chính xác, hay do một vụ nổ gần đây trong vũ trụ.

Mặc dù vậy, một số nhà khoa học cho rằng nguyên nhân thực sự có thể thú vị hơn rất nhiều.

“Người ngoài hành tinh luôn là giả thuyết cuối cùng cần xem xét”, nhà thiên văn học người Mỹ Jason Wright cho biết. “Nhưng mọi người dường như đều nhận định rằng siêu cấu trúc được xây dựng bởi một nền văn minh hiện đại”.

Nhà thiên văn học Wright và các cộng sự của mình cho rằng quần thể siêu kiến trúc quanh ngôi sao KIC 8462852 có thể là hệ thống thu ánh sáng từ ngôi sao này nhằm chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho các thiết bị công nghệ.

Bí ẩn lớn nhất vũ trụ: Siêu quần thể lạ bao quanh ngôi sao cách Trái đất 1.480 năm ánh sáng - anh 2

Các nhà khoa học cho rằng ngôi sao KIC 8462852 được bao quanh bởi một siêu kiến trúc.

Hiện tại, tiến sĩ Wright đang làm việc với viện Tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh (SETI) và nhà khoa học Boyajian, đề xuất sử dụng một kính thiên văn lớn hơn để nghiên cứu sâu hơn về ngôi sao KIC 8462852 .

“Ý tưởng đằng sau nghiên cứu của chúng tôi là, nếu toàn bộ một thiên hà được định cư bởi một nên văn minh hiện đại, thì năng lượng tạo ra bởi các công nghệ trong nền văn minh đó có thể được phát hiện bằng những bước sóng hồng ngoại trung bình”, tiến sĩ Wright cho biết.

“Liệu một nền văn minh hiện đại sử dụng một lượng lớn năng lượng từ các ngôi sao trong thiên hà để cung cấp cho máy tính, máy bay không gian, hệ thống liên lạc hay những công nghệ khác có tồn tại hay không, chúng ta vẫn chưa thể hình dung ra được”, tiến sĩ Wright nhận định.

Xem thêm:

- NASA: Phát hiện mới nhất về hoạt động địa chất của sao Diêm vương

- NASA: Phát hiện tàn tích siêu tân tinh lớn gấp 20 lần Mặt trời

- Những kỷ lục thú vị của 12 hành tinh trong vũ trụ

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.