Bộ GD&ĐT hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh trở lại trường

Để chuẩn bị đón trẻ mầm non, học sinh, học viên và sinh viên đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục.
Khử khuẩn trường lớp học. Ảnh minh họa/ INT
Khử khuẩn trường lớp học. Ảnh minh họa/ INT

Chuẩn bị của nhà trường trong thời gian học sinh nghỉ học

Trong thời gian học sinh nghỉ học, Bộ GD&ĐT lưu ý các cơ sở giáo dục thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn, bao gồm: môi trường xung quanh, các vật dụng thường xuyên cầm, nắm như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, bàn, ghế; phòng học, nhà vệ sinh và các phòng chức năng; thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học và học liệu được sử dụng trong dạy và học, bảo đảm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, lớp học và các phương tiện được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học;

Chuẩn bị nước sát khuẩn hoặc nơi rửa tay bằng nước sạch có xà phòng tại vị trí thuận lợi, ở những khu vực giáo viên, học sinh thường xuyên qua lại sử dụng và có hình thức phù hợp để nhắc nhở giáo viên, nhân viên, học sinh rửa tay thường xuyên: trước cửa phòng học, phòng thí nghiệm, nhà ăn, nhà vệ sinh;

Tập huấn cho giáo viên, nhân viên nhà trường quy trình phòng, chống dịch bệnh để thực hiện và hướng dẫn học sinh thực hiện khi trở lại trường học; giao nhiệm vụ cho giáo viên thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình phòng, chống dịch bệnh được Bộ Y tế hướng dẫn;

Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục theo khung kế hoạch thời gian năm học được Bộ GD&ĐT điều chỉnh; trong thời gian dịch bệnh chưa chấm dứt, các nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung đông học sinh; tổ chức chào cờ và các hoạt động giáo dục trong phạm vi từng lớp học.

Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho giáo viên, học sinh

Với nội dung này, Bộ GD&ĐT nhấn mạnh việc hướng dẫn giáo viên thực hiện và phối hợp với gia đình học sinh hướng dẫn học sinh thực hành hằng ngày các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đặc biệt là rèn luyện thói quen rửa tay thường xuyên, đúng lúc, đúng cách; không đưa tay lên mắt, mũi, miệng;

Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khi đưa, đón học sinh, cụ thể như sau:

Đối với các cơ sở giáo dục có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng xe ô tô, mỗi ngày hai lần, sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh phải tiến hành lau khử khuẩn tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe; thực hiện nghiêm các yêu cầu quy định về an toàn vệ sinh, khử khuẩn trước, trong và sau khi đưa đón học sinh;

Bộ GD&ĐT hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi học sinh trở lại trường ảnh 1

Ảnh minh họa

Đối với học sinh tự đi học hoặc do gia đình đưa đón, gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và hướng dẫn học sinh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đường từ nhà đến trường và từ trường về nhà;

Bộ GD&ĐT cũng lưu ý việc kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường (bao gồm giáo viên, nhân viên, học sinh); thực hiện việc giao nhận trẻ em, học sinh (nếu có) tại cổng trường; có biện pháp phù hợp để không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trường.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khi học sinh đi học trở lại

Trước khi học sinh đến trường, gia đình cần kiểm tra thân nhiệt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở; nhắc nhở học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên tự đo thân nhiệt trước khi đến trường (bảo đảm chỉ đến trường khi sức khỏe bình thường); không cho học sinh đến trường khi có biểu hiện không bình thường về sức khỏe.

Khi học tập ở trường, giáo viên hướng dẫn (tổ chức cho học sinh thực hành theo từng lớp học), theo dõi và thường xuyên nhắc nhở học sinh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế: tự theo dõi bản thân (đối với học sinh phổ thông) để phát hiện kịp thời và báo cáo giáo viên khi cảm thấy sức khỏe không bình thường; thường xuyên rửa tay trước khi vào lớp, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thực hành, thí nghiệm, sử dụng sách, vở, học liệu dùng chung; kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trường nếu phát hiện có học sinh không bình thường về sức khỏe để có biện pháp xử lý.

Kết thúc mỗi buổi học, duy trì thực hiện vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp theo đúng quy định; kiểm tra, bổ sung nước sát khuẩn, xà phòng và các vật dụng cần thiết khác để chuẩn bị cho buổi học tiếp theo.

Bộ GD&ĐT đề nghị Giám đốc sở GD&ĐT, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm chỉ đạo thực hiện các nội dung hướng dẫn nêu trên và chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình phòng, chống dịch bệnh thuộc trách nhiệm quản lý; báo cáo chính xác, minh bạch, kịp thời tình hình phòng, chống dịch bệnh tại đơn vị về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua thư điện tử: bcd_ncov@moet.gov.vn; điện thoại: 078.678.3535 trước 13 giờ 30 phút hằng ngày để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Theo GD&TĐ
TIN LIÊN QUAN
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.