Bộ GD&ĐT vào cuộc xác minh vụ chỉnh sửa nội dung văn bản của Thứ trưởng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trao đổi với Ngày Nay, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, các đơn vị chức năng đang tiến hành xác minh thông tin về việc Kế hoạch số 26/KH-BGDĐTcó dấu hiệu bị chỉnh sửa.
Bộ GD&ĐT vào cuộc xác minh vụ chỉnh sửa nội dung văn bản của Thứ trưởng

Theo nội dung Ngày Nay có được, ngày 8/1/2021, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Ngô Thị Minh có ký ban hành Kế hoạch số 26/KH-BGDĐT, về việc triển khai “Chương trình công tác phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy và tệ nạn xã hội của Bộ GD&ĐT năm 2021”.

Việc ban hành thực hiện Kế hoạch số 26/KH-BGDĐT, với mục đích:

Triển khai các nội dung công việc được giao tại Nghị quyết số 121/2020/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; Kế hoạch năm 2021 của Ban chỉ đạo 138/CP; Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21/2/2020 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý.

Triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các Chương trình, Kế hoạch, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT về phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật và an ninh, trật tự, an toàn trường học.

Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống tội phạm, HIV/AIDS, ma túy và tệ nạn xã hội trong cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.

Nội dung kế hoạch, triển khai các Chương trình, kế hoạch giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ trong công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật…

Trong đó, phần phụ lục kế hoạch 26/KH-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, bao gồm 11 nội dung công việc, gồm: Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch triển khai các Luật, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật, công tác xã hội trường học;

Theo dõi, quản lý, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác phối hợp, chia sẻ thông tin, xử lý vi phạm từ công cụ quản lý, thống kê, theo dõi, kiểm soát phòng chống bạo lực học đường, xâm phạm tình dục trẻ em, tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội ở các cơ sở giáo dục;

Xây dựng quy trình xử lý bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, bóc lột lao động trẻ em; hỗ trợ, can thiệp các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bóc lột lao động trong cơ sở giáo dục;

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trường học an toàn cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông;

Chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng đợt cao điểm phòng chống tội phạm, ma túy trong trường học vào dịp tháng hành động phòng chống ma túy, buôn bán người và các loại tội phạm khác;

Tổ chức xây dựng và truyền thông các video, clip về phòng ngừa bạo lực học đường; tài liệu giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh phổ thông; tài liệu cẩm nang hỗ trợ, can thiệp phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, bóc lột lao động trẻ em; các mô hình trường học an toàn phòng chống bạo lực học đường và bạo lực trên cơ sở giới; tài liệu bảo vệ trẻ em;

Tổ chức Sơ kết Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT;

Hội thảo quốc gia về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và bạo lực trên cơ sở giới;

Xây dựng các mô hình khuôn viên trường học an toàn; giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật;

Tổ chức các Hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các mô hình điểm, tấm gương sáng trong triển khai các hoạt động bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng, chống bạo lực học đường;

Kiểm tra, khảo sát đôn đốc việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chỉ đạo, điều hành của ngành Giáo dục, liên ngành về công tác phòng, chống tội phạm, ma túy, tên nạn xã hội, bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em.

Để triển khai thực hiện kế hoạch trên, Bộ GD&ĐT giao Vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên làm đầu mối phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan ban hành các văn bản thực hiện kế hoạch này.

Kinh phí thực hiện từ ngân sách Nhà nước; kinh phí chi thường xuyên của các nhà trường; nguồn tài trợ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Mọi vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, Vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên có trách nhiệm trình lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt trước khi thực hiện.

Tuy vậy, thời gian qua có nghi vấn cho rằng, đơn vị thực hiện đã làm sai lệch, chỉnh sửa thêm một số nội dung trong văn bản và phần phụ lục để triển khai công việc tới các đơn vị trực thuộc, các Sở GD&ĐT, các nhà trường. Trong đó có việc, thay đổi, chỉnh sửa tên kế hoạch trên thành “Kế hoạch triển khai Chương trình công tác về phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội và Công tác xã hội, bảo vệ trẻ em, tư vấn tâm lý trong ngành giáo dục năm 2021” với 12 nội dung phụ lục.

Sau đó kế hoạch lại tiếp tục được đổi tên thành “Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống bạo lực học đường, tội phạm, tệ nạn xã hội; công tác xã hội, bảo vệ trẻ em, tư vấn tâm lý, hỗ trợ khởi nghiệp trong ngành giáo dục năm 2021 với 13 nội dung phụ lục.

Phần nội dung công việc số 10 đã được điều chỉnh thêm nội dung: …“Khảo sát nghiên cứu các yếu tố liên quan đến nhà trường tác động đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ vị thành niên” và “Khảo sát nghiên cứu các yếu tố liên quan đến nhà trường tác động đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ vị thành niên”.

Bên cạnh đó, tại phần phụ lục cũng được điều chỉnh thêm một số nội dung công việc: “Tổ chức khảo sát thực hiện Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT và Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT”; “Khảo sát, hội thảo quốq gia về nghiên cứu các yếu tố liên quan đến nhà trường tác động đến sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ vị thành niên”; “Hội thảo tổng kết chương trình phối hợp triển khai Đề án 1665 và thúc đẩy sáng tạo xã hội trong các trường đại học tại Việt Nam giai đoạn 2018 - 2021”…

Liên hệ với bà Ngô Thị Minh – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo được biết, hiện lãnh đạo Bộ đang chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành xác minh điều tra vấn đề này, nếu có sai phạm sẽ tiến xử lý nghiêm.

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.