Bỏ nhiều thủ tục cấp phép rườm rà để mở đường cho nghệ thuật phát triển

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn với nhiều quy định mới, tiến bộ và phù hợp với thời cuộc đang được giới nghệ sĩ đón nhận.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhiều người trong giới khẳng định, Nghị định có nhiều quy định mới phù hợp tình hình thực tế, thống nhất với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thông lệ quốc tế về nghệ thuật, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ mở rộng tìm tòi, sáng tạo, từ đó thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn phát triển.

Nghị định số 144/2020/NĐ-CP gồm 5 chương, 31 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-2-2021.

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thanh Sơn cho biết, so với các văn bản trước đây, nghị định đã “6 cắt, 4 thêm, 8 điều chỉnh”. Cụ thể, các nội dung không còn cần đến giấy cấp phép: Người nước ngoài biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam; cá nhân, tổ chức Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu; phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu; phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình.

Trong khi đó, có 4 nội dung được bổ sung thêm là quy định quản lý nghệ thuật biểu diễn trên môi trường mạng; quyền của các tổ chức, cá nhân tham gia biểu diễn nghệ thuật; tiếp nhận hồ sơ trực tuyến; dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

8 nội dung được điều chỉnh gồm: Quyền, trách nhiệm của các chủ thể tham gia biểu diễn nghệ thuật; phân loại hoạt động biểu diễn nghệ thuật; trước đây, hoạt động biểu diễn nghệ thuật cần cấp giấy phép, nay điều chỉnh thành văn bản chấp thuận, văn bản xác nhận; điều chỉnh cơ quan tiếp nhận thông báo biểu diễn; quy định chặt chẽ hơn việc thu hồi danh hiệu, giải thưởng, hủy kết quả cuộc thi, liên hoan; điều kiện cá nhân ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu; nộp lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình biểu diễn; gắn trách nhiệm với chính quyền địa phương, nơi diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật (Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ không trực tiếp quản lý hoạt động biểu diễn ở địa phương, mà phân cấp về các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Một số quy định cấm cũng đã được cắt giảm như: Sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của người biểu diễn (hát nhép) hoặc thay cho âm thanh thật của nhạc cụ biểu diễn (đàn nhái); hiệu lực thời gian giấy phép biểu diễn; số lượng các cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước; phổ biến tác phẩm âm nhạc, sân khấu…

Nói về những quy định mới, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam Trần Ly Ly bày tỏ quan điểm, các quy định trong nghị định mới, đặc biệt là việc bỏ thủ tục cấp phép và tăng hậu kiểm, sẽ tạo điều kiện cho nghệ sĩ mở rộng biên độ sáng tạo. Bởi, có nhiều hình thức biểu diễn nghệ thuật mới lạ, độc đáo, giá trị, thậm chí đến thời điểm này chưa xuất hiện, nhưng là xu hướng của tương lai và đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật trong thời đại mới, cần được giới thiệu để công chúng thẩm định. Đồng thời, việc tạo điều kiện cho nghệ sĩ mở rộng sáng tạo chính là nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy nghệ thuật biểu diễn phát triển.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.