Bức tranh "In this case" của cố họa sĩ Jean-Michel Basquiat được bán với mức giá cao 93,1 triệu USD

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bức tranh "In this Case" của cố họa sĩ người Mỹ Jean-Michel Basquiat đã được bán với giá 93,1 triệu USD (gồm phí bảo hiểm) trong phiên bán đấu giá của nhà Christie's ngày 11/5 ở New York, Mỹ. Đây là tác phẩm hội họa có giá bán đắt thứ hai của cố nghệ sĩ người Mỹ gốc Phi này.
Bức "In this case" của Jean-Michel Basquiat (1983). (Ảnh: Christie's)
Bức "In this case" của Jean-Michel Basquiat (1983). (Ảnh: Christie's)

Số tiền mang lại từ tác phẩm "In this case" chiếm gần một nửa trong tổng số 210,5 triệu USD mà Nhà Christie’s thu về trong đêm đấu giá. Ban đầu, Nhà Christie's chỉ ước tính đêm đấu giá sẽ mang lại 145 triệu USD, và không nghi ngờ gì, "In this case" chính là 'ngôi sao của đêm hội'.

Trước đó, giới chuyên gia dự đoán "In this Case" có thể bán với giá 50 triệu USD. Năm 2002, bức họa này đã từng được bán với giá chỉ 999.5 USD tại Nhà Sotheby's, thấp hơn rất nhiều so với mức giá ngày hôm qua.

Bức "In this case" dài hơn sáu mét của Basquiat mô tả một cái đầu sọ lớn đặt trên nền màu đỏ ruby, với một con mắt rực sáng, hàm răng màu xanh lá cây nhô ra.

Ít nhất sáu người từ New York và Hồng Kông đã bám đuổi nhau trong phiên đấu giá tác phẩm, bắt đầu với giá thầu mở đầu là 40 triệu USD.

Người bán là doanh nhân người Ý Giancarlo Giammetti, đồng sáng lập của hãng thời trang Valentino. Bức tranh từng được treo trong căn hộ ở Manhattan của Giammetti, và căn hộ đã một lần xuất hiện trên tạp chí Architectural Digest năm 2013. Giammetti đã mua bức tranh vào năm 2007. Đây là bức tranh cuối cùng trong số ba bức tranh đầu lâu lớn mà Basquiat thực hiện trong nhiều năm liên tiếp. Nhà Christie’s từ chối bình luận thêm về danh tính của người bán.

Những bức tranh có hình đầu lâu của Basquiat thường được săn nhiều. Hình ảnh này như một biểu tượng của cái chết, cũng là chân dung tự họa, và thể hiện lại nguồn gốc của Basquiat với tư cách là một nghệ sĩ đường phố.

Hồi tháng 5/2017, tại phiên đấu giá của Nhà Sotheby's, một tác phẩm khác của Basquiat là bức vẽ sọ người "Untitled" (1982) đã được với giá cao kỷ lục 110,5 triệu USD, gần gấp đôi mức chào sàn 60 triệu USD. Nhà sưu tập Nhật Bản Yusaku Maezawa hiện là chủ sở hữu bức tranh có giá kỷ lục đó.

Trong nhiều năm trở lại đây, các tác phẩm hội họa của các nghệ sĩ Mỹ gốc Phi đã phá vỡ ranh giới phân biệt chủng tộc và ngày càng nhận được sự quan tâm của giới sưu tầm.

Cũng trong ngày 11/5, Nhà Christie's đã giới thiệu các tác phẩm của một số nghệ sĩ da màu khác. Bức tranh của nữ họa sĩ Nina Chanel Abney đã được bán với giá gần 1 triệu USD. Một tác phẩm của nghệ sĩ đương đại Rashid Johnson cũng được mua lại với giá 1,95 triệu USD.

Theo Art Net
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.