Cherry Mỹ giá 200.000 đồng một kg ở siêu thị

(Ngày Nay) - Loại trái cây nhập khẩu “sang chảnh” này đang được bán với giá rẻ bất ngờ ở các siêu thị. Mức giá có thời điểm chỉ 200.000 đồng/kg, chưa bằng một nửa so với trước đây.
Loại trái cây được ưa thích này luôn loạn giá và loạn nguồn gốc, người tiêu dùng thông thường rất khó phân biệt được nguồn gốc. Ảnh: H. Thảo.
Loại trái cây được ưa thích này luôn loạn giá và loạn nguồn gốc, người tiêu dùng thông thường rất khó phân biệt được nguồn gốc. Ảnh: H. Thảo.
Nhiều ngày nay, siêu thị Big C liên tục treo bảng quảng cáo khuyến mãi cherry nhập khẩu từ Mỹ. Nếu giữa tháng 7, cherry nhập từ Califonia, Mỹ được siêu thị này báo giá 299.000 đồng/kg thì những ngày gần đây, hệ thống Big C TP.HCM chỉ bán 198.000 đồng/kg. Mức này chỉ bằng một nửa so với cùng thời điểm năm ngoái, và bằng 1/3 so với cuối năm.
Giá rẻ bất ngờ thu hút khá đông khách chọn mua. Tuy nhiên, không ít người e dè, tỏ ra nghi ngờ về nguồn gốc. Một số người còn lo đây là hàng tồn được siêu thị bán rẻ.
Chị Tố Uyên, một khách mua tại Big C An Phú (quận 2), chia sẻ thấy rẻ nên chị mua về cho con ăn. Tuy nhiên, mức giá mà siêu thị đưa ra chỉ bằng một nửa so với giá thông thường của loại trái cây này khiến chị e dè, chỉ dám mua thử một hộp nửa kg được niêm yết 99.000 đồng. Hộp cherry của chị có ghi ngày đóng gói là 27/7 và hạn dùng đến 20/8.
Đại diện Big C cho biết cherry tại Mỹ đang vào mùa nên giá rẻ. Ngoài ra, siêu thị này hiện đã nhập khẩu trực tiếp, không còn qua trung gian nên giảm nhiều chi phí. Big C khẳng định hàng đảm bảo nguồn gốc, do thuận lợi về hệ thống bán lẻ rộng khắp nên nhập được số lượng lớn, giá thấp.
Tại Vinmart, loại trái cây này cũng được trưng bảng khuyến mãi nhưng mức giá bán là 279.000 đồng/kg. Riêng các cửa hàng trái cây nhập khẩu lại có nhiều mức giá khác nhau, dao động 330.000-430.000 đồng/kg.
Nhân viên hệ thống của hàng trái cây Aha thuộc Công ty thực phẩm xanh Hoàng Gia (quận 9) cho biết cherry đang có giá tốt. Mức giá cửa hàng này bán với loại size 8.5 là 330.000 đồng/kg, nếu khách mua số lượng lớn thì giá sẽ giảm thêm.
Chia sẻ với Zing.vn, chị Khánh Xuân, một Việt kiều đang sinh sống tại bang Missouri (Mỹ), cho biết đây là thời điểm thu hoạch rộ cherry. 4 năm định cư ở Mỹ, đây là năm chị thấy giá loại trái cây này thấp kỷ lục. Từ đầu vụ đến giờ chỉ quanh mức 2 USD/kg, thậm chí tuần trước chị mua chỉ hơn 1 USD/kg.
Chị Xuân cho biết mọi năm vào mùa thu hoạch rộ, giá cherry rẻ nhất cũng khoảng 4 USD/kg.
Cherry Mỹ giá 200.000 đồng một kg ở siêu thị ảnh 1Khách hàng khá băn khoăn với giá bán cherry rẻ bất ngờ tại siêu thị Big C. Ảnh: H. Nguyên.
 
Thường nhập trái cây về bán, chị Thảo ở quận Gò Vấp cũng xác nhận giá cherry năm nay thấp hơn so với các năm. Tuy nhiên, đầu mối này cho rằng chị không mua được loại rẻ nhất với giá dưới 2 USD/kg vì loại này chất lượng không đồng đều. Chị đang nhập với giá 3-5 USD/kg, và với giá này, về Việt Nam không thể bán dưới 400.000 đồng/kg, bởi phí vận chuyển và bảo quản khá cao.
“Nếu mua tại gốc 3 USD/kg, nhập về thì giá thường đội lên đến 16-17 USD/kg, vì phải thuê container lạnh, phí lưu kho, đi máy bay và còn nhiều chi phí khác. Chưa kể hao hụt vì hư hỏng, rụng cuốn khách cũng không mua. Thường nhập thùng 10 kg cũng phải mất 1 kg hư hỏng”, chị Thảo nói.
Chị cũng chia sẻ cherry có nhiều nguồn, các mối Việt Nam thường nhập từ Mỹ, Chile, Australia và New Zealand. Dù nhập ở nước nào thì về đến Việt Nam cũng phải bảo quản lạnh và phải bán càng nhanh càng tốt vì bảo quản đúng nhiệt độ 10 độ C cũng không lưu lâu hơn 10 ngày. Nếu để ở nhiệt độ phòng thì khoảng 20 phút quả sẽ có dấu hiệu mềm, để lâu da sẽ nhăn nheo và rụng cuống.
Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, chỉ riêng 7 tháng đầu năm, mặt hàng quả nhập khẩu đã đạt mức 659 triệu USD, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016. Nếu tính bình quân, mỗi tháng người Việt bỏ ra 120 triệu USD để nhập khẩu rau quả.
Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam là Thái Lan với chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu. Lượng nhập khẩu rau quả từ thị trường này đã tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2016. Tiếp đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc..
Trái cây chủ yếu được nhập về Việt Nam là táo, cam, lê, kiwi, cherry, xoài, mãng cầu, me… Nhiều loại trái cây nhập dù có giá cao nhưng vẫn tiêu thụ tốt, đặc biệt là ở các khu vực thành phố.
Theo Zing
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.