Có đến 100.000 người chết nếu dựa vào 'miễn dịch cộng đồng' chống Covid-19

Trên thực tế, miễn dịch cộng đồng là phương pháp đã được áp dụng hiệu quả cho nhiều dịch bệnh, nhưng với Covid-19 vấn đề lại phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều.

Theo tính toán của chuyên gia quốc tế, đối với Covid-19, các nghiên cứu chỉ ra rằng, Ro (hệ số lây nhiễm) nằm trong khoảng 2.0-3.0. Trong trường hợp Ro=3 sẽ cần khoảng 66% dân số bị nhiễm bệnh để hình thành miễn dịch cộng đồng.

Áp con số này vào trường hợp của Việt Nam, nếu chúng ta “thả nổi” để virus tràn vào và tự do lây nhiễm theo phương pháp miễn dịch cộng đồng, sẽ có khoảng 66% dân số nước ta bị lây nhiễm (tương đương: 90 triệu*66%= 59,4 triệu người). Tỉ lệ tử vong/ca bệnh ở các nước bên ngoài biên giới Trung Quốc ở thời gian đầu là 0,2%, dựa theo đó sẽ có: 59,4 triệu*0,2%=118.800 người tử vong. 

Có đến 100.000 người chết nếu dựa vào 'miễn dịch cộng đồng' chống Covid-19 ảnh 1

Miễn dịch cộng đồng (Herd immunity) hiểu một cách đơn giản là những người có rủi ro bị nhiễm bệnh sẽ được bảo vệ, khi xung quanh họ là những người đã có khả năng miễn dịch với căn bệnh này. Do đó, sự lây lan của mầm bệnh cũng sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất.

Một ví dụ gần gũi và điển hình cho miễn dịch cộng đồng chính là việc tiêm vắc-xin. Theo đó, trong một cộng đồng, nếu số lượng dân cư được chủng người đủ đông, nhóm này sẽ tạo ra miễn dịch cộng đồng cho những người không được tiêm vắc-xin (chiếm số lượng nhỏ).

GS Willem van Schaik, Đại học Birmingham phân tích: “Mấu chốt nằm ở chỗ số người được miễn dịch với căn bệnh truyền nhiễm phải đủ đông thì miễn dịch cộng đồng mới được phát huy. Lấy ví dụ là dịch sởi, miễn dịch cộng đồng đã không cho thấy hiệu quả, bởi nhiều trẻ em không được tiêm phòng, nguyên nhân chủ yếu đến từ sự lo sợ vô căn cứ đối với vắc-xin của một bộ phận phụ huynh”.

Có đến 100.000 người chết nếu dựa vào 'miễn dịch cộng đồng' chống Covid-19 ảnh 2

Phương pháp miễn dịch cộng đồng cũng được áp dụng cho bệnh cúm. Theo đó, nếu tỉ lệ người dân được tiêm vắc xin cúm đủ cao, thì chính những người không có miễn dịch sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, khác với dịch sởi, vấn đề đối với bệnh cúm nằm ở chỗ có rất nhiều chủng virus gây cúm khác nhau và cũng khó để xác định là người bệnh đang mắc chủng cúm nào. Điều này cũng là lý do mà vắc-xin cúm không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả phòng ngừa.

Đối với trường hợp của Covid-19, theo GS Willem van Schaik vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả của miễn dịch cộng đồng, nằm ở chỗ SARS-CoV-2 là một virus mới và chưa từng lây lan trong cộng đồng. “Điều này đồng nghĩa với việc không ai trong chúng ta có miễn dịch với virus này và tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh” – GS Willem van Schaik nhấn mạnh.

Có đến 100.000 người chết nếu dựa vào 'miễn dịch cộng đồng' chống Covid-19 ảnh 3

Trên thực tế, miễn dịch cộng đồng nên áp dụng khi việc chủng ngừa vắc-xin đã được thực hiện rộng rãi. Tuy nhiên, đối với dịch Covid-19, ở thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh. Do đó, cách duy nhất để tạo miễn dịch cộng đồng là để người dân nhiễm bệnh và chữa trị cho họ hồi phục, thì cơ thể sẽ tự hình thành đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus này.

GS Willem van Schaik chỉ rõ: “Theo tính toán, để đạt được miễn dịch cộng đồng với Covid-19, phải có khoảng 60% dân số miễn dịch với căn bệnh này, nghĩa là 60% dân số phải bị nhiễm bệnh rồi được chữa khỏi. Xét trên trường hợp của nước Anh, phải có ít nhất 36 triệu người nhiễm bệnh và hồi phục. Số ca bệnh khổng lồ này sẽ gây ra áp lực rất lớn với hệ thống y tế, cũng như phải đánh đổi với một cái giá rất đắt. Sẽ có khoảng 10.000 người có thể chết và thậm chí con số này có thể lên đến 100.000 người”.

Theo chuyên gia này, cách duy nhất để áp dụng thành công miễn dịch cộng đồng là trì hoãn tốc độ lây lan của Covid-19, để đảm bảo rằng, số ca bệnh trong mỗi thời điểm luôn nằm ở ngưỡng không gây quá tải cho hệ thống y tế.

Có đến 100.000 người chết nếu dựa vào 'miễn dịch cộng đồng' chống Covid-19 ảnh 4

Chung quan điểm với GS Willem van Schaik, GS.BS Paul Hunter (Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất) chia sẻ: “Để tính toán kịch bản cho việc áp dụng phương pháp miễn dịch cộng đồng, cần dựa vào hệ số lây nhiễm Ro (reproductive ratio) đây là chỉ số thể hiện số người có thể bị lây nhiễm từ 1 ca bệnh ban đầu”.

Nếu lấy Ro=2, có nghĩa là từ 1 ca bệnh ban đầu sẽ phát sinh thành 2, đến 4, rồi đến 8 ca bệnh… Tuy nhiên trong trường hợp một nửa dân số đã được miễn dịch căn bệnh này, nghĩa là có 1 nửa trường hợp lây nhiễm được loại trừ. Do đó, diễn biến lây lan bệnh từ “1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256…” sẽ trở thành “1, 1, 1, 1, 1, 1, 1, 1, 1…” và sau đó bệnh dịch sẽ nhanh chóng biến mất.

“Đối với Covid-19, các nghiên cứu chỉ ra rằng, Ro nằm trong khoảng 2.0-3.0. Trong trường hợp Ro=3 sẽ có khoảng 66% dân số bị nhiễm bệnh trước khi virus này biến mất nhờ miễn dịch cộng đồng” -  GS.BS Paul Hunter cho biết.

Có đến 100.000 người chết nếu dựa vào 'miễn dịch cộng đồng' chống Covid-19 ảnh 5

Áp con số này vào trường hợp của Việt Nam, nếu chúng ta “thả nổi” để virus tràn vào và tự do lây nhiễm theo phương pháp miễn dịch cộng đồng, sẽ có khoảng 66% dân số nước ta bị lây nhiễm (tương đương: 90 triệu*66%= 59,4 triệu người). Tỉ lệ tử vong/ca bệnh ở các nước bên ngoài biên giới Trung Quốc ở thời gian đầu là 0,2%, dựa theo đó sẽ có: 59,4 triệu*0,2%=118.800 người tử vong. Vậy ai sẽ chấp nhận là một phần trong con số khổng lồ này?

Xin nhấn mạnh rằng, tỉ lệ tử vong 0,2% là một con số lạc quan được thống kê vào thời gian đầu của dịch, khi các ca bệnh ghi nhận bên ngoài biên giới Trung Quốc chỉ là những ca xâm nhập, hệ thống y tế đương nhiên sẽ có điều kiện chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân Covid-19.

Nhìn vào thực tế hiện nay, nếu hệ thống y tế bị quá tải như Ý, tỉ lệ tử vong sẽ gấp vài chục lần lên mức 4-7%. Dựa trên con số này, số người chết ở nước ta sẽ là 2,4-4,2 triệu người chứ không phải là loanh quanh mức 100.000 người như bài toán “lý tưởng” ở trên.

Theo Dân Trí
TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.