Apple nuôi tham vọng khổng lồ về công nghệ không dây

(Ngày Nay) - Phải chăng Apple là vị đạo diễn đại tài khi tạm gây ra những phiền toái và tức giận ban đầu để mở một kỷ nguyên công nghệ mới?
Apple nuôi tham vọng khổng lồ về công nghệ không dây

Tối ngày 07/09, Apple đã xác nhận tin đồn bấy lâu: chính thức khai tử giắc cắm tai nghe 3,5mm. Sự thay đổi này làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ phía người dùng bởi những bất tiện mà nó đem lại.

Ông lớn công nghệ Mỹ vẫn chưa đưa ra một lời giải thích rõ ràng nào. Một vài người nghi ngờ việc công ty đang “chơi xấu” nhằm đẩy mạnh doanh số tai nghe không dây mới của hãng – AirPods.

Đây không phải lần đầu tiên Apple có những quyết định khác người. Người dùng hẳn còn nhớ chiếc MacBook 12 inch ra mắt năm 2015 với duy nhất một cổng USB Type C. Một năm sau đó, Apple tung ra phiên bản cập nhật, vẫn giữ nguyên thiết kế cũ. Người dùng chán nản, tiếp tục phải làm bạn với các đầu nối dongle.

Đằng sau những thay đổi thụt lùi này là một kế hoạch bí mật của táo khuyết hay chỉ là sự hèn nhát của công ty?

Địa ngục “dongle” – tương lai của các thiết bị không dây

Mọi chuyện bắt đầu tồi tệ khi Apple ra mắt chiếc MacBook Air đầu tiên với một ổng USB vào năm 2008. Phải mất đến 2 năm sau, công ty mới chịu bổ sung cổng USB thứ hai.

Apple nuôi tham vọng khổng lồ về công nghệ không dây ảnh 1
Trải nghiệm của người dùng từ nay sẽ gắn liền với các thiết bị dongle và adapter. Ảnh:Mashable.

Apple thẳng thắn đưa ra khuyến cáo cho khách hàng dùng dongle để khắc phục tình trạng này, đồng thời khẳng định việc sử dụng các thiết bị không dây mới là lựa chọn tối ưu nhất.

Tuy nhiên, dường như Apple quên mất rằng trong thực tế, chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của các thiết bị truyền thống có dây nối, từ đồ gia dụng đến đồ điện tử.

Trong trường hợp của những chiếc tai nghe Bluetooth, tai nghe không dây, người dùng cần phải kết nối với nguồn điện/pin nếu muốn hoạt động trong thời gian dài. Nếu đi ra ngoài và quên không sạc tai nghe, bạn sẽ phải ngậm ngùi cất chúng đi cho đến khi tìm được nơi sạc gần nhất. Nói cách khác, AirPods của Apple vẫn được thiết kế “có dây”, chỉ là chúng bị vô hình hóa mà thôi.

Ngược lại, nếu sử dụng tai nghe truyền thống, người dùng sẽ không phải bận tâm quá nhiều về vấn đề này.

Tại sự kiện vừa qua, iPhone 7 chỉ có cổng Lightning, không có giắc 3,5 mm và cũng không hỗ trợ sạc không dây như các thiết bị khác. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không thể vừa sạc điện thoại vừa nghe nhạc qua tai nghe – một sự bất tiện không đáng có.

Liệu Apple có quá nóng vội khi thời điểm để phát triển công nghệ không dây chưa chín muồi? Phó chủ tịch marketing cấp cao của Apple – Phil Schiller - cho biết, đây là một trong những quyết định dũng cảm nhất của hãng từ trước đến nay.

Tham vọng thống trị của táo khuyết

Phải chăng Apple như vị đạo diễn có tài, tạm gây ra những phiền toái và tức giận ban đầu để gây bất ngờ ở các “kiệt tác” sau này?

Chưa biết kết quả ra sao nhưng không thể phủ nhận, hiếm có công ty nào đủ can đảm, quyền lực và tầm ảnh hưởng để khiến cả ngành công nghệ và thế giới phải chạy theo như Apple.

Suy cho cùng, Apple cũng là một doanh nghiệp, phải đóng thuế và chi trả lương cho nhân viên. Nếu muốn tồn tại, họ bắt buộc phải bán được nhiều sản phẩm, cung ứng được nhiều dịch vụ. Rồi đây Apple sẽ thu được một khoản không nhỏ lợi nhuận từ việc bán bộ nối dongle, tai nghe AirPods và các phụ kiện đi kèm khác.

Trừ khi, giả thuyết nghe có phần bất khả thi của Stan Schroeder từMashable là đúng. Apple đang nắm trong tay công nghệ đột phá về pin hoặc sạc không dây, đủ sức thay đổi cả ngành công nghiệp năng lượng.

Những dấu hiệu đáng mừng đầu tiên

Năm 2012-2013, Apple đã được Phòng thương hiệu và bản quyền Mỹ (USPTO) cấp nhiều bằng sáng chế cho công nghệ sạc không dây. Từ máy tính để bàn iMac đến máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone, tất cả đều được sạc khi cùng đặt trong một “phạm vi sạc ảo”. Theo nội dung mô tả, công nghệ trên sử dụng một nguồn điện cộng hưởng từ để giao tiếp với phạm vi sạc không dây và các thiết bị cần sạc.

Apple nuôi tham vọng khổng lồ về công nghệ không dây ảnh 2
Ảnh chụp bằng sáng chế được công nhận của Apple về công nghệ sạc không dây năm 2012. Ảnh:Mashable.

Đã có nhiều báo cáo về các nhà máy sản xuất bí mật của Apple tại San Jose, California, rằng họ đang làm việc hết công suất với công nghệ không dây. Theo tờ Bloomberg, người dùng sẽ được trải nghiệm công nghệ này sớm nhất vào năm 2017. Tuy nhiên, chưa có bất cứ xác nhận nào từ đại diện công ty.

Thực tế, mỗi năm Apple nộp cả trăm bằng sáng chế, thậm chí có cả thiết kế tên lửa. Vì vậy, chúng ta không nên hy vọng quá nhiều về công nghệ mới trên.

Để chuẩn bị cho sự thay đổi lớn, Apple sẽ cần phải từ từ thay đổi thói quen sử dụng của khách hàng. Làm mọi việc theo phong cách “không dây”. Nếu cần trao đổi các tập tin? Hãy sử dụng AirDrop. Nếu cần nghe nhạc? Hãy dùng AirPods.

Sau tất cả, dự đoán vẫn chỉ là dự đoán. Không ai biết được Apple và CEO Tim Cook ấp ủ những dự định gì trong đầu.

Theo Zing
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.