‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện

Lần đầu tiên Việt Nam công bố hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia là năm 2021, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường chính thức ban hành “Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020”.

------------------------

Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020 được xác định là một trong những nguồn thông tin, dữ liệu hữu ích hỗ trợ tích cực, kịp thời cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam trong tình hình mới, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững kinh tế biển theo Nghị quyết số 36-NQ/TW và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Kể từ năm 2009, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức chọn ngày 8/6 hàng năm là Ngày Đại dương thế giới nhằm nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà quản lý về vai trò quan trọng của biển và đại dương trong đời sống con người, cổ vũ các hành động vì sự bền vững của biển cả.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện ảnh 1

Suốt 13 năm tổ chức các sự kiện hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về vị trí, vai trò của biển, đại dương, về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam được nâng lên rõ rệt. Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đây là báo cáo đầu tiên về hiện trạng môi trường biển quốc gia, được xây dựng sau khi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 có hiệu lực thi hành. Báo cáo này đánh giá tổng quan các vấn đề về hiện trạng và diễn biến môi trường biển và hải đảo quốc gia trong 5 năm qua.

Báo cáo là cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm. Đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực đối với công tác hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách về công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo trong giai đoạn tới.

Theo báo cáo, giai đoạn 2016-2020, phần lớn các chất thải từ đất liền tác động gián tiếp đến môi trường nước biển và hải đảo thông qua các cửa sông ven biển, mức độ gia tăng tại các cửa sông chảy qua hoặc gần các thành phố biển.

Kết quả thống kê cho thấy có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom (năm 2019); lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 122-163 triệu m3/ngày; có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung ở khu vực ven biển, hệ quả không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, tác động rõ nhất là sự thay đổi cảnh quan ven biển, điển hình như các dự án lấn biển làm khu nghỉ dưỡng.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện ảnh 2

Đối với các nguồn thải trên biển, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoạt động từ du lịch biển là nơi phát sinh nguồn thải có mức độ tác động lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số vịnh, đầm phá ven biển.

Bên cạnh đó, một số sự cố môi trường do xả thải chất thải công nghiệp, sự cô tràn dầu trên biển, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ngày càng gia tăng cũng đã gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường biển.

Đặc biệt, theo báo cáo, việc xảy ra một số sự cố môi trường do xả thải chất thải công nghiệp, điển hình là sự cố môi trường ở miền Trung xảy ra vào đầu năm 2016 và sự cố tràn dầu trên biển thường để lại hậu quả nặng nề như: làm gia tăng ô nhiễm đối với môi trường, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân…

Thiếu lực lượng thanh tra chuyên ngành về môi trường biển

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, biển và hải đảo Việt Nam có vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ chủ quyền và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong toàn hệ thống chính trị, được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó Nghị quyết xác định bảo vệ môi trường biển là một nội dung xuyên suốt.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường biển vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường biển còn hạn chế. Tư duy phát triển xem trọng các yếu tố kinh tế, tăng trưởng ngắn hạn hơn các yếu tố môi trường; coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích và hệ quả lâu dài; cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý biển và hải đảo tại các địa phương chưa có sự thống nhất.

Bên cạnh đó, các quy định pháp lý, đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường biển và quy định về lấn biển cũng đang ở trong quá trình xây dựng; không có lực lượng thanh tra chuyên ngành về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, từ đó dẫn đến công tác giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ môi trường biển còn hạn chế.

‘Sức khỏe’ đại dương đang gặp nguy hiểm - Bài 4: Cần nâng cao giám sát thực hiện ảnh 3

Từ thực tế nêu trên, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Việt Nam đã và đang tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển; triển khai Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đến năm 2030; xây dựng hệ thống quan trắc môi trường biển; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu về điều tra; tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực.

Cùng với đó, Việt Nam cũng tăng cường năng lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong xử lý một số vấn đề môi trường biển nổi cộm như: quản lý rác thải nhựa đại dương; ứng phó, khắc phục, giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển; bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển…

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.