Bất động sản Tây Nguyên: 'Địa hạt màu mỡ' chờ khai phá

(Ngày Nay) - Năm 2020, giới địa ốc được dự báo sẽ tiếp tục tìm kiếm những sân chơi mới, còn nhiều dư địa phát triển. Trong đó, với quỹ đất rộng chưa được khai thác xứng tầm, Tây Nguyên đang nổi lên là điểm đến sáng giá cho nhiều dự án “khủng”.

Dự báo cho thị trường BĐS năm 2020, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định triển vọng phát triển sẽ nghiêng về những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn, đầy đủ pháp lý ở những khu vực có tiềm năng phát triển.

Trong suốt năm 2019, giới địa ốc đã chứng kiến “cuộc đua” mở rộng thị trường đầy sôi động của những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, nhằm chuẩn bị sẵn sàng để bung hàng trong năm nay.

Bất động sản Tây Nguyên: 'Địa hạt màu mỡ' chờ khai phá ảnh 1

Các doanh nghiệp BĐS săn lùng quỹ đất đẹp cho các kế hoạch dài hạn

Các tập đoàn lớn Vingroup, FLC Group, CEO, Novaland… đều không bỏ lỡ cơ hội để ghi dấu ấn tại Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Nai... với đa dạng dự án. Thậm chí các khu vực “vùng sâu vùng xa” như Tây Nguyên, Tây Bắc… cũng đón nhận hàng loạt dự án mới.

Trong những địa phương đang được nhà đầu tư nhắm đến cho kế hoạch dài hạn, Tây Nguyên là cái tên nổi bật nhờ quỹ đất rộng lớn, đủ sức phát triển những dự án quy mô, chất lượng.

Tây Nguyên có diện tích tự nhiên hơn 54 nghìn km2, đứng thứ 3 trong 6 vùng kinh tế của cả nước. Tính đến năm 2018, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy mật độ dân số trung bình của vùng đất này chỉ là 108 người/km2, thấp nhất so với các khu vực còn lại như Trung du và miền núi phía Bắc (109 người/km2), Tây Nam Bộ (436 người/km2)…

Tuy sở hữu tài nguyên đất dồi dào nhưng đến nay, Tây Nguyên vẫn chưa tận dụng hết lợi thế để xây dựng những công trình hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng cơ sở hạ tầng, đô thị của vùng không đồng đều và hiện đang có dấu hiệu quá tải khi tốc độ đô thị hóa cũng như dân số tăng nhanh.

Theo Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030, nhu cầu đất xây dựng đô thị của Tây Nguyên năm 2020 khoảng hơn 23,8 nghìn ha. Đồng thời, năm 2030, toàn Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị với 27 đô thị hình thành mới.

Những con số trên cho thấy Tây Nguyên còn dư địa rất lớn để phát triển BĐS. Và các nhà đầu tư địa ốc đã không bỏ lỡ cơ hội mở rộng thị trường mới bằng những dự án khủng, mang đến luồng gió mới góp phần dần thay đổi diện mạo vùng đất đại ngàn.

Với lợi thế nắm giữ diện tích tự nhiên hơn 15.000 km2, lớn nhất khu vực Tây Nguyên và đứng thứ 2 cả nước, Gia Lai nhanh chóng lọt tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp BĐS như Vingroup, Tập đoàn FLC, VK Land, Sơn Hà… Quỹ đất rộng lớn chưa khai thác là thế mạnh để các nhà đầu tư có thể thực hiện những dự án quy mô trong lĩnh vực hạ tầng đô thị, du lịch, dịch vụ…

Đơn cử như Tập đoàn FLC từ cuối năm 2019 đã tiến vào Gia Lai với dự án Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku. Bên cạnh đó, FLC cũng đang xúc tiến triển khai nhiều dự án trọng điểm khác tại địa phương, quỹ đất cho mỗi dự án dự kiến lên đến hàng trăm hecta. Cộng hưởng cùng tiềm năng về đất đai, sự kiện Pleiku chính thức đạt đô thị loại I vào đầu năm 2020 tạo đà cho Gia Lai định hình dáng vóc một đô thị mới trên đà chuyển mình mạnh mẽ, hứa hẹn nhiều triển vọng phát triển cho giới đầu tư BĐS.

Bất động sản Tây Nguyên: 'Địa hạt màu mỡ' chờ khai phá ảnh 2

FLC Hilltop Gia Lai

Cũng ở phía Bắc Tây Nguyên, Kon Tum đang trở thành điểm đến đầu tư đầy hấp dẫn của các doanh nghiệp nhờ chủ trương tích cực tạo quỹ đất sạch của UBND tỉnh và chính sách đầu tư cho hạ tầng đô thị, mở rộng không gian thành phố Kon Tum. Đến nay, Kon Tum đã thu hút nhiều dự án BĐS cao cấp như Khu đô thị FLC Legacy Kontum, Khu đô thị Mega City Kon Tum, Tổ hợp Trung tâm thương mại - Shophouse Vincom Kon Tum…

Không chỉ có quỹ đất đầy tiềm năng như các địa phương kể trên, Đắk Lắk còn lọt vào “mắt xanh” của nhà đầu tư nhờ tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ bậc nhất Tây Nguyên. Hiện TNG Holdings Vietnam đang tập trung vào các lĩnh vực phát triển du lịch, nhà ở đô thị, khu dân cư, khu đô thị mới… tại đây có tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 1.700 tỷ đồng. Vingroup cũng có kế hoạch xây dựng tổ hợp dịch vụ và trung tâm thương mại – khách sạn, shophouse với tổng vốn dự kiến 2.500 tỷ đồng.

Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định với tốc độ tăng trưởng kinh tế tích cực của Tây Nguyên những năm gần đây, thị trường BĐS phố núi sẽ còn phát triển hơn nữa do nhu cầu của chính người dân mong muốn tiếp cận các dịch vụ, tiện ích hiện đại. Tuy nhiên, các chủ đầu tư cần chú ý cần quy hoạch bài bản, đồng bộ và có tầm nhìn dài hạn để các dự án khớp nối được quy hoạch hạ tầng của tỉnh và phát triển lâu dài.

TIN LIÊN QUAN
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.