Cá bé nuốt cá lớn và những hệ luỵ nhìn từ thương vụ An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex

Không ít thương vụ thâu tóm ngược, “cá bé nuốt cá lớn” gây bất ngờ trên thị trường nhưng sau khi thâu tóm ngược doanh nghiệp lớn hơn, các nhà đầu tư mới thực sự gặp khó do ảnh hưởng từ khoản nợ quá lớn từ thương vụ ngược quy luật này.

Khu đô thị Trung Hòa -Nhân chính gắn với tên tuổi của Vinaconex
Khu đô thị Trung Hòa -Nhân chính gắn với tên tuổi của Vinaconex

Bất ngờ nhưng không hiếm thấy

Cuối năm 2018, giới đầu tư bất ngờ với thương vụ của đại gia gần như không có tiếng tăm trên thị trường trúng thầu 7,4 ngàn tỷ đồng để mua 57,71% cổ phần Vinaconex từ Tổng công ty quản lý vốn Nhà nước SCIC.

Nhà đầu tư bạo tay trong phiên đấu giá khi đó là Công ty TNHH An Quý Hưng, doanh nghiệp có trụ sở tại Chương Mỹ, Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng do ông Nguyễn Xuân Đông làm Tổng giám đốc.

Đây là một doanh nghiệp có quy mô khá khiêm tốn và hầu như không được biết trên thị trường. Doanh nghiệp này mới chỉ tăng vốn từ hơn 200 tỉ lên 500 tỷ đồng ngay trước thời điểm tham gia đấu giá cổ phần VCG, trong đó chỉ có 2 cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông nắm giữ 78,4% cổ phần và vợ ông Đông, bà Đỗ Thị Thanh nắm giữ phần còn lại.

Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng tài sản chưa tới 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và vỏn vẹn 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

Trong khi đó, Vinaconex có quy mô tỷ USD và được biết đến là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp tại Việtnam.

Việc An Quý Hưng có tài sản chưa đến 1000 tỷ nhưng bỏ ra khoảng 7.500 tỷ để mua lô cổ phần của SCIC là một bất ngờ nhưng không hiếm thấy trên thị trường. Không ít trường hợp, sau các vụ thâu tóm “cá bé nuốt cá lớn”, mâu thuẫn nội bộ khiến tình hình của doanh nghiệp đi xuống như trong trường hợp Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) của ông Trầm Bê thâu tóm Sacombank .

Một ngân hàng ở top dưới với quy mô nhỏ hơn nhiều, tình hình làm ăn kém, nợ xấu chồng chất bất ngờ thâu tóm ngân hàng ở top đầu là Sacombank. Cú thâu tóm đã khiến Sacombank liên tục lao dốc không phanh. Kết cục của vụ “cá bé nuốt cá lớn” này không như mong muốn, ông Trầm Bê đã vào vòng lao lý, còn ông Đặng Văn Thành mất đi đứa con tinh thần mà ông nuôi dưỡng hơn 20 năm. Sacombank hiện vẫn đang tiếp tục tái cơ cấu, xử lý nợ xấu sau khi ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Trong trường hợp Vinaconex, vụ thâu tóm cũng gây ra nhiều nỗi lo cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng như các cổ đông nhỏ hơn. Nhóm cổ đông lớn An Quý Hưng vừa thất bại trong kế hoạch huy động 5,3 ngàn tỷ đồng từ phát hành trái phiếu. Không có nhà đầu tư nào mua một đồng trái phiếu  nào với tổng trị giá tương ứng 5,3 ngàn tỉ bao gồm 2,6 ngàn và 2,7 ngàn tỷ đồng do An Quý Hưng và An Quý Hưng Land phát hành dù hai công ty này sử dụng 255 triệu cổ phiếu Vinaconex (tương đương toàn bộ  58% cổ phần mua từ SCIC) làm tài sản đảm bảo và lợi suất khá cao (kỳ hạn 3 năm, lãi tới 12%/năm trở lên).

Vết xe đổ cần tránh

Nhìn vào các vụ M&A trong vài năm qua có thể thấy, mục tiêu chính của các thương vụ mua bán sáp nhập thâu tóm là để tái cấu trúc hoặc tăng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới biến động. Tuy nhiên, nguồn vốn tài trợ cho các thương vụ này là vấn đề quan trọng. Nhiều DN huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu trên TTCK hay phát hành trái phiếu trong và ngoài nước,... Mọi việc sẽ tốt đẹp nếu doanh nghiệp cân đối được đòn bẩy tài chính, cân đối được dòng tiền. Nhưng có những trường hợp, việc huy động vốn không rõ ràng minh bạch, năng lực của “cá bé” không rõ ràng, nhà đầu tư thực sự không xuất hiện. Nó khiến cho cổ đông và nhà đầu tư bất an.

Trong một số trường hợp, việc quản trị tài chính không tốt khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng lao đao như trường hợp Thủy sản Hùng Vương (HVG) của ông Dương Ngọc Minh gần đây liên tục phải bán tài sản và doanh nghiệp từng thâu tóm trước đó để tránh một kết cục bi thảm.

Trường hợp An Quý Hưng thâu tóm Vinaconex đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc. Giới đầu tư thắc mắc tại sao một doanh nghiệp trong nhóm “tứ đại gia” xây dựng ở Việt Nam, có giá trị vốn hóa trên 10 ngàn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành “công ty con” của một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu gần 1 ngàn tỷ đồng. Tại sao doanh nghiệp quy mô vài trăm tỷ của ông Nguyễn Xuân Đông lại có thể mua được gần 60 %" Vinaconex. Nguồn tiền này từ đâu và An Quý Hưng sẽ quản lý ông lớn Vinaconex như thế nào?

Nay cổ đông lớn đang gánh những món nợ hàng chục ngàn tỉ đồng như trên bảng báo cáo tài chính của An Quý Hưng, lại thế chấp toàn bộ 58% cổ phần để vay tiền trả nợ. Thương vụ huy động vốn thất bại, cổ đông lớn đang ngập trong nợ nần.

Trước đây, khi Vinaconex còn được kiểm soát bởi hai công ty Nhà nước là Tổng Công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) thì Tổng giám đốc chỉ được quyết chi đến 5 tỷ đồng; Chủ tịch HĐQT được quyết định chi đến 15 tỷ đồng

Trong khi đó, theo Quy chế tổ chức hoạt động của HĐQT và Quy chế tài chính mới do nhóm cổ đông An Quý Hưng vừa thông qua, mọi quyền bổ nhiệm cán bộ đại diện vốn thuộc cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc; cá nhân Chủ tịch được quyền quyết định mọi giao dịch tới 1 ngàn tỉ đồng, Tổng Giám đốc quyết tới 500 tỉ đồng mà ko cần thông qua HĐQT. Bên cạnh đó, tất cả các vị trí lãnh đạo trong Công ty bao gồm Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát, Kế toán trưởng đều do người của An Quý Hưng nắm giữ khiến mọi lợi ích của công ty tập trung vào nhóm này, không còn tính công khai, minh bạch và kiểm soát hay phản biện lẫn nhau.

 Bên cạnh đó, do áp lực tài chính vay mượn, hàng loạt kế hoạch rút vốn từ Vinaconex đã được nhóm An Quý Hưng thông qua, bất chấp sự phản đối và những cảnh báo của các thành viên HĐQT khác về rủi ro tài chính lớn cho công ty. Những việc mà nhóm cổ đông An Quý Hưng cũng như của HĐQT đang làm có nguy cơ rút cạn kiệt các nguồn lực tài chính của Tổng Công ty. Trước tình hình đó, một nhóm cổ đông lớn khác đã khởi kiện và Toà án đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, dừng hoạt động của HĐQT. 

Mặc dù HĐQT đã được cởi bỏ biện pháp ngăn chặn do Toà án xác định nhóm cổ đông khởi kiện chưa nắm giữ cổ phiếu đủ 6 tháng nhưng rõ ràng là những bất đồng nội bộ về quản trị, điều hành vẫn đang tồn tại. Phát triển như thế nào của một doanh nghiệp lớn với mấy chục năm truyền thống cùng hàng chục đơn vị thành viên, hàng chục ngàn cán bộ công nhân viên vẫn còn là một ẩn số. Nhưng vụ kiện đang diễn ra và cả áp lực của khoản nợ của cổ đông lớn chính là "hệ luỵ" của thương vụ ngược quy luật do “cá bé” An Quý Hưng nuốt “cá lớn” Vinaconex.

Theo Báo Pháp Luật
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.