“Góc khuất” trong hoạt động đấu giá đất đai

(Ngày Nay) -Chính phủ vừa có chỉ đạo phải đấu giá công khai, minh bạch khi giao đất, cho thuê đất. Đây là động thái quyết liệt khi tình trạng tiếp tay cho các “quân xanh, quân đỏ” đang ngày một lộng hành trong hoạt động đấu giá đất đai hiện nay.
 
Luật Đấu giá tài sản đang được người dân kỳ vọng sẽ minh bạch hóa hoạt động đấu giá đất đai
Luật Đấu giá tài sản đang được người dân kỳ vọng sẽ minh bạch hóa hoạt động đấu giá đất đai

Sau hơn 1 tuần tham gia đấu giá một khu đất vàng trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội), một doanh nghiệp triển khai hàng loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng bởi quá trình đấu giá không suôn sẻ như ông nghĩ.

Trao đổi với phóng viên, doanh nghiệp này cho biết, là 1 trong 65 người nộp hồ sơ đăng ký mua lô đất ở Vạn Phúc có giá khởi điểm 68 triệu đồng/m2. “Tuy nhiên khi đến địa điểm tham gia đấu giá thì bị chặn lại và ép không được tham gia đấu giá. Tôi rất bức xúc vì nhóm người này quá liều lĩnh và đe dọa trắng trợn nhưng vì sự an toàn nên buộc tôi phải rút lui”.

Còn tại TP HCM, trước đây các nhà đầu tư “giành giật” nhau để có được khu đất vàng nhưng gần đây họ tỏ ra không còn mặn mà nữa.

Một nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở TN&MT TP HCM tiết lộ, năm ngoái đơn vị đã tổ chức bán đấu giá 28 khu đất vàng trên địa bàn thành phố với tổng diện tích gần 855.000 m2. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ đấu giá thành công bốn khu đất với tổng diện tích hơn 9.5000 m2. Ngoài ra còn có ba khu đất được tổ chức đấu giá nhưng không có khách hàng đăng ký tham gia. Hỏi ra thì nhiều DN cho biết: “Có đăng ký thì miếng đất đó chưa chắc đã đến tay mình”.

Trên thực tế, còn rất nhiều góc khuất trong đấu giá đất. Chuyên gia kinh tế Đặng Hùng Võ chỉ rõ sự nhũng nhiễu về “quân xanh quân đỏ” khi chính quyền chỉ cung cấp thông tin cho một tổ chức nào đó, rồi tổ chức đó sẽ là “quân xanh”, chính quyền là “quân đỏ” sau đó ém thông tin để thắng. Đây là hình thức mang tính gian dối về mặt thông tin, để tránh cạnh tranh trong đấu giá.

Cũng theo ông Võ: “Cơ quan nhà nước cấp trên thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra thì có thể mở đường cho người dân tham gia vào giám sát. Theo đó, người dân có thể quan sát và phản ánh qua đường dây nóng. Nếu có can thiệp hoặc thấy không minh bạch họ có thể quay phim chụp ảnh để phản ánh cho thực tế”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay kinh doanh đấu giá ở Việt Nam chưa được ban hành Luật riêng mà chủ yếu được quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Thương mại 2005 và được coi như là một giao dịch dân sự nên được điều chỉnh bởi Bộ Luật Dân sự 2005, Nghị định 17/2010/NĐ-CP và các Nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên, chính bản thân những quy định về đấu giá từ các nguồn văn bản pháp luật trên cũng có sự mâu thuẫn gây khó khăn cho người áp dụng. 

Mới đây, Quốc hội cũng đang lấy ý kiến để ban hành Luật đấu giá tài sản. Góp ý cho Dự luật này, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Tuân đề nghị: “Nhằm hạn chế người tham gia đấu giá cũng cần bổ sung quy định trong trường hợp chỉ có 1 người đăng ký tham gia đấu giá, trả giá, chấp nhận giá là trường hợp đấu giá không thành” – ông Tuân đề xuất.

Sau rất nhiều năm dựa trên khung pháp lý là Nghị định và các thông tư hướng dẫn, việc xây dựng và ban hành Luật Đấu giá tài sản đang được người dân kỳ vọng sẽ minh bạch hóa hoạt động đấu giá đất đai, hạn chế tối đa các tiêu cực đã và sẽ nảy sinh trong thực tế.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.