Lợi ích dài hạn của công trình xanh trong bối cảnh ô nhiễm nước, không khí

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp nên nhận thức rõ và tham gia nhiều hơn vào việc phát triển công trình xanh. Xây dựng căn hộ cho người dân phải đi kèm với trách nhiệm đảm bảo môi trường sống, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm không khí, nước ngày càng gia tăng.

Chất lượng không khí, nước ngày càng “xấu”

Tại Tọa đàm Cafe Xanh về chủ đề: Nước và không khí trong phát triển công trình xanh, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng chia sẻ, vấn đề về môi trường đang là vấn đề rất nóng và nổi cộm. Trong đó bức xúc lớn liên quan tới ô nhiễm đất, nước, không khí, những ngày gần đây, dư luận nói nhiều đến rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa. Tuy nhiên, rác chỉ là một trong số rất nhiều nhân tố gây ô nhiễm môi trường.

Lợi ích dài hạn của công trình xanh trong bối cảnh ô nhiễm nước, không khí ảnh 1

PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng

“Nước rất quan trọng, không có nước, con người đều không thể tồn tại. Do đó mà an ninh nguồn nước là an ninh quốc gia. Ở khắp mọi nơi từ sông, hồ, ao đều có ô nhiễm, nó làm cản trở sự tăng trưởng và ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội”, bà An nói.

Cũng theo bà An, những tháng gần đây, ra đường ai cũng thấy rất ngột ngạt, khó chịu. Ô nhiễm không khí đã tác động mạnh mẽ, gây tổn thương hô hấp cho con người. Dù các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực nhưng ô nhiễm vẫn là vấn đề hệ trọng và cần lưu tâm.

“Rõ ràng không khí ô nhiễm tăng lên và chất lượng môi trường đang xuống cấp. Ở đây, chúng ta đã đô thị hóa rất nhanh và không đưa được ra các tiêu chuẩn đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế tốt và đúng nhưng chưa phù hợp với yêu cầu của môi trường, các trụ cột giữa môi trường - kinh tế - xã hội chưa bền vững”, bà An nói.

Theo ông Hoàng Dũng, Tổng Giám đốc Công ty D&L, đơn vị sở hữu PAM Air nhận định, đã có nhiều luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nước, không khí… nhưng lại chưa được thực thi. Đơn cử như đi trên đường chúng ta có thể thấy nhiều xe bus xả khói gây ô nhiễm, về luật thì các xe đó đăng kiểm là không được lưu thông, nhưng không có chế tài gì để phạt, cấm.

Lợi ích dài hạn của công trình xanh trong bối cảnh ô nhiễm nước, không khí ảnh 2

 Ông Hoàng Dũng, Tổng Giám đốc Công ty D&L

Liên quan đến người dân, luôn nói nhà nước phải bảo vệ nguồn nước nhưng chính họ vẫn xả thải ra hồ, đốt rơm rạ, có các hoạt động gây ô nhiễm không khí. Nhà nước có làm nhiều cách mà người dân hay doanh nghiệp không tham gia, không đồng lòng thì môi trường khó mà tốt lên được.

“Theo tôi, khi chúng ta chưa có 1 hình thức nào có thể kiểm soát, chưa có các chế tài cụ thể thì tốt nhất là cần biết thực trạng thế nào rồi từ đó tìm ra cách xử lý”, ông Dũng nói.

Công trình xanh – Giải pháp trước những vấn nạn môi trường

Cũng tại Tọa đàm Cafe Xanh, PGS. TS. KTS Hoàng Mạnh Nguyên, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu và phát triển đô thị xanh cho rằng, thời gian qua chất lượng không khí, chất lượng nước ảnh hưởng đến đời sống người dân rất rõ nét. Là người có nhiều quan tâm tới công trình xanh. “Bản thân công trình xanh hướng tới nhiều yếu tố, quan trọng trong đó là yếu tố nước và không khí. Trong đó không khí rất quan trọng vì nó tác động đến sức khỏe của người dân”, ông Nguyên chia sẻ.

Lợi ích dài hạn của công trình xanh trong bối cảnh ô nhiễm nước, không khí ảnh 3

PGS. TS. KTS Hoàng Mạnh Nguyên, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu và phát triển đô thị xanh

Ngoài ra, theo KTS Hoàng Mạnh Nguyên, có thể thấy công việc tạo dựng một công trình kiến trúc hay quy hoạch đô thị bản chất là hướng đến con người, là tạo ra môi trường sống cho chính chúng ta. Với yêu cầu như vậy, tất cả những người tham gia vào quá trình xây dựng đó, bao gồm: Chủ đầu tư, nhà quản lý, bộ phận chuyên môn làm về tư vấn, kỹ thuật... đều hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo chất lượng sống của con người bên trong công trình.

Đồng quan điểm với ông Nguyên, Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, phát triển công trình xanh sẽ là giải pháp bền vững cho việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sống. Do đó, chúng tôi dựa vào 2 sự kiện nóng nhất này để làm chủ đề cho chương trình hôm nay.

“Muốn có công trình xanh, đô thị xanh thì chúng ta phải có con người xanh, chủ đầu tư xanh, chuyên gia xanh và đặc biệt là cư dân xanh. Mỗi cư dân phải trở thành những nhà tiêu dùng thông thái, biết lựa chọn và bảo vệ môi trường sống cho mình”, ông Toan nói.

Để phát triển bền vững công trình xanh, PGS.TS Bùi Thị An cho biết, cần phải có giải pháp đồng bộ từ chính sách, quy hoạch đến nhận thức của doanh nghiệp và cả người dân. Bản thân chủ doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò của công trình xanh, có trách nhiệm xã hội, tạo căn hộ cho người dân là phải đảm bảo môi trường sống cho họ.

Luật pháp liên quan đến môi trường, công trình xanh đã có tương đối nhưng chúng ta chưa thực hiện quyết liệt. Chúng ta vẫn giải quyết nhưng cần quyết liệt hơn trong từng bước. Những doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chuẩn thì mới cho phát triển, còn không thì phải cho dừng lại ngày. Có như vậy thì môi trường sống mới có thể trong sạch.

Vừa ở góc độ chuyên gia và doanh nghiệp, ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển, Tập đoàn Capital House cho biết, công trình xanh ngày càng có ý nghĩa với cuộc sống, lan tỏa được những gì Capital House đang làm. Chúng tôi luôn cố gắng phủ xanh tối đa dự án của mình. Cây xanh đem lại lợi ích lớn, rõ nét nhất là giảm nhiệt. Bên cạnh đó, là thiết kế thông thoáng, tận dụng tài nguyên. Chất lượng không khí không chỉ là bụi mịn nó còn là độ ẩm, lượng CO2… Chất lượng không khí phải đảm bảo đủ các yếu tố này thì mới đảm bảo được chất lượng không khí.

Lợi ích dài hạn của công trình xanh trong bối cảnh ô nhiễm nước, không khí ảnh 4

Ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển, Tập đoàn Capital House

Một trong số các dự án công trình xanh tiêu biểu của Capital House phải kể đến là EcoLife Capitol (58 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dự án này đã vinh dự được trao chứng chỉ Công trình Xanh EDGE của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

Ông Trịnh Tùng Bách cho biết, cùng với hành trình "Kiến tạo cuộc sống xanh", chủ đầu tư cũng đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo chất lượng nguồn nước sinh hoạt cho cư dân tại các dự án khu đô thị, nhà ở.

Hiện tại, nguồn nước cấp cho cư dân tại EcoLife Capitol được kiểm định chất lượng hàng quý, theo QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, và QCVN 6-1: 2010/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai.

Kết quả xét nghiệm chất lượng nước tại dự án EcoLife Capitol đã khẳng định sự tâm huyết của Capital House trong nỗ lực đem lại những không gian sống xanh, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư.

Cụ thể, tại tòa tháp xanh EcoLife Capitol, Tập đoàn Capital House đã trang bị hệ thống lọc nước sử dụng màng siêu lọc UF ngay từ khi xây dựng dự án.

Nguồn nước cấp từ nhà máy khi tới dự án được xử lý bởi bộ lọc áp lực chứa than hoạt tính, có tác dụng hấp phụ hóa chất Styren trong nước.

Ông Trịnh Tùng Bách cho biết, hệ thống lọc nước UF có mức giá thành không hề đắt. Toàn bộ hệ thống máy lọc nước UF của EcoLife Capitol chỉ giao động từ 2 – 3 tỉ đồng cho gần 1.000 căn hộ, nếu chia ra từng hộ gia đình thì rất rẻ.

Có thể nhận thấy, qua sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà vừa qua, chủ đầu tư và cư dân cảm thấy an tâm hơn khi kết quả xét nghiệm nước mới đây của toà nhà vẫn đạt quy chuẩn nước đóng chai.

“Tuy nhiên, trong tương lai chủ đầu tư sẽ phát triển thêm hệ thống quan trắc online theo thời gian thực”, ông Trịnh Tùng Bách chia sẻ.

Ngoài ra, ông Bách cho biết thêm, các dự án tiếp theo của Capital House như EcoHome 3 sẽ bàn giao quý III, IV/2020 cũng trang bị hệ thống lọc tương tự, tại đó phát triển thêm hơn 4.000m2 cây xanh.

Có thể thấy, trước những vấn nạn nóng bỏng về môi trường mà người dân Việt Nam đang liên tiếp phải đối mặt trong thời gian gần đây, công trình xanh đang nổi lên như một xu thế với những giải pháp thiết kế và xây dựng bền vững, giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả cho cư dân. Đồng thời, lựa chọn sống trong những căn hộ xanh cũng là hành động thiết thực nhất, nhằm góp phần tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sống bền vững./.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: