TP HCM: Vướng cảnh 'tiền mất, tật mang' vì mua đất bằng giấy tờ viết tay

Ông Lê Văn Dư mua mảnh đất bằng giấy viết tay vào khoảng 9 năm trước. Đến tháng 3/2017 chủ đất cũ buộc ông phải trả lại toàn bộ 674m2 đất trên và nhận về 1.350.000.000đ. 
TP HCM: Vướng cảnh 'tiền mất, tật mang' vì mua đất bằng giấy tờ viết tay

Không đồng ý trả lại đất đã mua theo yêu cầu vô lý này, gia đình ông Dư đã bị đe dọa, thậm chí cháu của ông đã bị kẻ lạ mặt ném đá vào đầu. Bên cạnh những hành động ngang ngược, phía chủ đất cũ còn làm đơn tố cáo gia đình ông Dư xây dựng không phép để gây áp lực... Thậm chí, ông Dư phải đối diện với những quyết định của UBND quận Gò Vấp, có phần vô lý… 

Phản ánh với PV, ông Lê Văn Dư (số 3/31 đường số 4, phường 17, quận Gò Vấp, TP HCM) cho biết, năm 2009, ông nhận chuyển nhượng (bằng giấy tờ tay) của vợ chồng ông Phan Quý và bà Lê Thị Bích Thuỷ (số 42 đường Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, quận 12, TP HCM) mảnh đất rộng 87m2 thuộc một phần thửa 504, tờ bản đồ số 40, phường 15, quận Gò Vấp.

Sau này, ông Dư nhận chuyển nhượng (cũng bằng giấy tờ tay) với tổng diện tích 587m2 phần đất ông Lê Sỹ Thắng (đường số 2, tổ 11, phường 15, quận Gò Vấp) và ông Khâu Văn Sỹ (số 123 Hoàng Hoa Thám, phường 6, quận Gò Vấp) đã mua của vợ chồng ông Quý từ trước.

Từ năm 2009 đến trước tháng 3/2017, gia đình ông Dư sinh sống, kinh doanh ổn định trên toàn bộ khu đất 674m2 trên.

Gia đình ông Dư không có tiền xây nhà kiên cố mà chỉ có thể dựng cột sắt, vách tôn dựng làm nhà ở cho 8 người, gồm cả trẻ nhỏ.

TP HCM: Vướng cảnh 'tiền mất, tật mang' vì mua đất bằng giấy tờ viết tay ảnh 1

Một phần căn nhà ông Dư được làm bằng cột sắt và tôn từ năm 2009

Căn nhà tạm bợ, mưa thì nước lõng bõng, nắng thì nóng rát mặt, bức bối vô cùng. Ông Dư cho biết, cuộc sống và tinh thần của những thành viên trong gia đình ông bị đảo lộn kể từ khoảng giữa tháng 3/2017, khi ông Phan Quý và con trai là Phan Anh Tuấn buộc ông phải trả lại toàn bộ 674m2 đất trên và nhận về 1.350.000.000đ.

Tuy nhiên, gia đình ông Dư không đồng ý. Liên tiếp nhiều ngày sau đó, gia đình ông Quý cho người đập bỏ hàng rào ranh giới đất giữa gia đình ông Quý và đất gia đình ông Dư. Ngay sau đó, gia đình ông Dư đã phải dựng nhà tạm bằng tôn và cột sắt.

Việc này, ông Dư đã báo với chính quyền và hiện TAND TP HCM đang cho phép tồn tại để chờ phán quyết có hiệu lực pháp luật. Không dừng lại, ông Quý còn làm đơn tố cáo gia đình ông Dư xây dựng không phép.

Sau đó, UBND quận Gò Vấp đã thành lập nhiều đoàn tiến hành kiểm tra, đo vẽ từng hạng mục và toàn bộ phần diện tích gia đình ông Dư xây dựng.

Cơ quan này đã ban hành tổng cộng 07 quyết định và quyết định sửa đổi với nội dung buộc ông Dư phải phá dỡ toàn bộ các hạng mục xây dựng trên đất là 2 căn nhà làm bằng cột sắt, vách, mái lợp bằng tôn, 1 nhà xưởng, 1 nhà vệ sinh, mái che sân… tất cả đều được làm bằng tôn từ năm 2009, 2012 và 2016.

Hiện, ông Dư đã khởi kiện các quyết định trên của UBND quận Gò Vấp. Và tiếp đó là những việc xảy ra đối với gia đình ông Dư với đầy nghi vấn như: Người bên quán ăn giáp với khu nhà ông Dư ở đã ném đá trúng đầu cháu trai ông Dư chảy máu.

Rồi nhóm thanh niên không rõ mặt chạy vào khu quán kinh doanh ăn uống đổ mắm tôm vung vãi khắp rồi bỏ chạy…

Việc này, ông Dư đều đã báo với chính quyền sở tại. Ngoài ra, ông Dư còn liên tục nhận được tin nhắn doạ chém giết từng người trong gia đình khiến gia đình ông rất hoang mang, lo lắng.

Chia sẻ trong nước mắt, ông Dư cho biết cả gia đình ông gồm 8 người bao nhiêu năm nay vất vả kinh doanh, buôn bán làm lụng, ăn không no, ngủ không đủ giấc để dành dụm tiền mua được mảnh đất này.

Vào những năm 2009, khu vực này hoang hoá, lầy lội, dân cư thưa thớt, không người qua lại nên giá đất rất rẻ. Giờ đây khu vực này đã và đang triển khai một số dự án xây dựng nên cơ sở hạ tầng được cải thiện.

Có thể giá đất tăng là nguyên nhân để ông Quý đòi lại đất đã bán? Cầm trên tay toàn bộ hồ sơ mua bán đất, ông Dư kể chi tiết về nguồn gốc thửa đất và quá trình mua bán qua các chủ: Thửa đất 504, tờ bản đồ số 40, phường 15, quận Gò Vấp, TP HCM có diện tích 3.500m2 có nguồn gốc là của gia tộc ông Huỳnh Hữu Lợi.

Năm 1999, ông Lợi chuyển nhượng toàn bộ phần đất trên cho ông Phan Quý bằng giấy tay. Ngày 3/2/2002, ông Quý chuyển nhượng bằng giấy tay cho ông Khâu Văn Sỹ 500m2.

Năm 2005, UBND quận Gò Vấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng toàn bộ khu đất 3.500m2 đứng tên ông Lợi.

Sau đó, ông Lợi và vợ chồng ông Quý ký hợp đồng (công chứng) chuyển nhượng đất để hợp thức hoá phần diện tích đất đã bán cho ông Quý trước đó.

Cùng ngày, ông Quý cam kết chuyển nhượng cho ông Khâu Văn Sỹ 500m2. Ngày 18/4/2009, ông Phan Quý tiếp tục chuyển nhượng bằng giấy tờ tay cho ông Lê Văn Dư và ông Lê Sỹ Thắng mỗi người 87m2.

Sau khi nhận chuyển nhượng, tháng 5/2009 ông Dư và ông Thắng xây dựng (không phép) 2 căn nhà cấp 4 kết cấu vách và mái bằng tôn. Ngày 18/9/2013, ông Dư và ông Thắng chuyển nhượng toàn bộ nhà đất diện tích 174m2 cho ông Khâu Văn Sỹ bằng giấy tay.

Sau đó, ông Sỹ cho ông Dư thuê lại phần đất diện tích 674m2 để ở và kinh doanh (bao gồm cả diện tích 500m2 mua của ông Quý). Đến ngày 3/11/2015, ông Sỹ chuyển nhượng bằng giấy tay cho ông Lê Văn Dư toàn bộ diện tích 674m2.

Từ đó, gia đình ông Dư sinh sống ổn định, kinh doanh thuận lợi cho đến khi ông Phan Quý đòi lại đất. Hiện, ông Phan Quý đã nộp đơn khởi kiện yêu cầu đòi lại đất với lý do: việc mua bán mới chỉ bằng giấy tay nên đất vẫn thuộc quyền sử dụng của vợ chồng ông.

Bên cạnh đó ông Sỹ, ông Dư và ông Thắng tự ý chuyển nhượng qua lại với nhau và tự ý xây dựng hàng rào, nhà xưởng, nhà ở làm ảnh hưởng đến uy tín của vợ chồng ông nên việc tiếp tục thực hiện các giao dịch về chuyển nhượng đất đối với các ông Sỹ, Dư, Thắng là không thể tiếp tục.

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, ông Dư đã nộp đơn phản tố đề nghị Toà án tuyên buộc vợ chồng ông Phan Quý phải phối hợp trong việc thực hiện các thủ tục để hợp thức hoá việc mua bán đất cho ông Dư.

Theo Tầm Nhìn
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.