Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào?

Từng đưa tập đoàn Samsung từ chỗ chỉ bán hàng cấp thấp trở thành một trong những công ty lớn nhất châu Á, Chủ tịch Lee Kun Hee hiện nắm giữ khối tài sản lên tới 11,9 tỷ USD.
Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào?
Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 1

Sinh tháng 1/1942, ông Lee Kun Hee đã gia nhập tập đoàn Samsung vào năm 1968. Ông từng tốt nghiệp ngành kinh tế tại đại hộc Waseda và lấy bằng thạc sĩ ở đại học George Washington, thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật. Khi còn là một trợ tá cho cha mình, tỷ phú Lee Kun Hee đã hướng Samsung tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất bán dẫn.

Chỉ là con trai út trong gia đình có tới 3 con trai họ Lee khi người cha Lee Byung-Chul còn nắm quyền điều hành Samsung, tỷ phú Lee Kun Hee hầu như không có cơ hội nào để trở thành người thừa kế ngôi vị cao nhất trong tập đoàn gia đình này, bởi Hàn Quốc là một quốc gia coi trọng vị trí trưởng thứ. Ảnh: KoreaITTimes.

Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 2

Thế nhưng, cuộc đời run rủi đã khiến hai người anh của Lee Kun Hee mất dần sự tín nhiệm của cha, và đưa ông trở thành người thừa kế sáng giá, duy nhất của gia đình họ Lee vào những năm cuối đời cựu chủ tịch Lee Byung-Chul. Đây là bức ảnh ông Lee Kun Hee và cha trong một cuộc họp HĐQT Samsung vào năm 1978.

Sự tin tưởng và tập trung tuyệt đối của Lee Kun Hee khi đó đã vấp phải phản ứng của cả HĐQT lẫn ban giám đốc, nhưng thời gian lại chứng minh cho lựa chọn sáng suốt của ông. Samsung Electronics – một hãng điện tử vô danh mới chân ướt chân ráo bước vào lĩnh vực bán dẫn đã vượt mặt các ông lớn về công nghệ này. Ảnh: KoreaITTimes.

Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 3

Ngày 1/12/1987, 2 tuần sau cái chết của cố Chủ tịch Lee Byung-Chul, Lee Kun Hee tiếp quản chiếc ghế mà cha mình để lại. Khi đó, Samsung đang ở thế "hậu bối" và chịu đứng sau hàng loạt tên tuổi ngành điện tử khác như Sony, Toshiba, Sharp, NEC, Hitachi, và sản phẩm của hãng chỉ được coi là hàng cấp thấp.

Đến tháng 10/1993, Samsung Electronics đã vượt qua các doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành công ty đứng đầu thế giới lĩnh vực dung lượng bộ nhớ. Đây là bức ảnh ông Lee Kun Hee cùng cha và em gái đi dự lễ khai mạc của một cửa hàng bách hóa. Ảnh: Samsung Group.

Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 4

Để thay đổi điều này, Lee Kun Hee quyết định Samsung sẽ tập trung vào công nghệ số hóa, đồng thời đưa ra tuyên bố nổi tiếng "Thay đổi tất cả trừ vợ và con". Trong một thời gian dài, ông không đến văn phòng, không nghe điện thoại, tiếp khách, Lee buộc các cấp dưới của mình phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm.

Cách làm việc khác thường của vị chủ tịch 50 tuổi khi ấy đã mở ra cuộc "đại cách mạng", tạo nên "chính sách quản lý mới", giúp Samsng vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, trở thành thương hiệu số 1 Hàn Quốc và vươn tầm ra quốc tế. Theo số liệu tài chính năm 2013, Samsung có tổng tài sản 100 tỷ USD, doanh thu 327 tỷ USD và số nhân viên lên tới 427.000 người. Trong danh sách của Forbes, ông chủ tập đoàn Samsung và gia đình hiện giữ trong tay khối tài sản 11,9 tỷ USD. Ảnh: BusinessKorea.

Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 5

Thập kỷ đầu thế kỷ 21, giới kinh doanh vẫn nhắc đến cuộc đối đầu giữa hai đối thủ là Samsung của Lee Kun Hee và Apple của Steve Jobs. Nếu Samsung trung thành tại mảng thị trường trung cấp, thì Apple vẫn là ông lớn thế giới với những chiếc điện thoại được đánh giá là siêu phẩm với mức giá siêu đắt. Ngoài cuộc chiến về doanh thu, Samsung và Apple còn gặp nhau trên mặt trận pháp lý, hay truyền thông.

Dù được xem là hình mẫu của sự thành công mang biểu tượng Hàn Quốc khi Samsung luôn góp mặt trong danh sách những công ty lớn nhất thế giới, có thời điểm đóng góp tới 20% tổng giá trị xuất khẩu và 20% GDP cho quốc gia, nhưng cuộc đời làm Chủ tịch của tỷ phú Lee Kun Hee không phải lúc nào cũng yên ả. Sau cáo buộc về về gian lận thuế khiến ông mất khoảng 220 triệu USD để giải quyết, vị này buộc phải rời khỏi ban quản trị của Samsung vào tháng 4/2008. Tháng 3/2010, ông quay trở lại chiếc ghế chủ tịch ở tuổi 68. Ảnh: NYTimes .

Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 6

Năm 1996, tỷ phú Lee Kun Hee trở thành một trong những thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế. Ông và vợ từng xuất hiện trong lễ khai mạc thế vận hội Olympic London 2012. Sự trở lại của vị tỷ phú này trên cương vị chủ tịch Samsung sau hơn 2 năm được xem là nguyên nhân giúp Hàn Quốc giành chiến thắng khi đăng cai thế vận hội năm 2018. Ảnh: Getty Images.

Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 7

Sức khỏe không ổn định khiến ông Lee Kun Hee thường xuyên phải ra vào bệnh viện. Những năm 90, sau một thời gian ngắn tiếp quản công việc của cha, ông cũng phải đối mặt với căn bệnh ung thư phổi. Trong 2 năm gần đây, vị tỷ phú này thường xuyên phải cấp cứu do đau tim, thậm chí tim của ông đã ngừng đập trong vài lần vào viện.

Để chuẩn bị cho một thế hệ thừa kế tiếp theo, tỷ phú này đã dần trao quyền điều hành những công ty lớn thuộc tập đoàn cho 3 người con của mình. Hai cô con gái của ông đều có mặt trong danh sách những nữ tỷ phú trẻ giàu nhất thế giới. Thực tế, ông Lee Kun Hee có tới 4 người con, 3 gái và 1 trai, nhưng một trong số đó đã tự tử tại Mahattan khi cuộc hôn nhân của cô và bạn trai lâu năm không được gia đình chấp thuận. Ảnh: KoreaTimes.

Ông chủ đế chế Samsung đã dựng cơ đồ tỷ đô như thế nào? - anh 8

Đến nay, dù Chaebol - cách gọi những tập đoàn gia đình tại Hàn Quốc - đang mất dần vị thế thống lĩnh nền kinh tế, và những chính sách về tách công ty, nộp thuế thừa kế càng trở nên khắc nghiệt, thế giới vẫn chờ đợi sự chuyển giao quyền lực cho những thế hệ thứ ba của các tập đoàn này.

Với Samsung, mọi con mắt đều đổ dồn về phía Lee Jae Yong, năm nay 46 tuổi, đang giữ chức Phó Chủ tịch và là con trai duy nhất của ông Lee Kun Hee. Trái với phong cách hoàng tộc, uy quyền như nguyên thủ quốc gia của người cha, ông Jae Yong có lối sống giản dị, thực tế và rất ít khi xuất hiện trước giới truyền thông. Ảnh: Reuters.

Theo Zing

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.