Câu chuyện một chiều

Năm 2009, nhà văn nổi tiếng người Nigeria – Chimamanda Ngozi Adichie đã có một bài diễn thuyết nổi tiếng toàn thế giới, có tên là “Sự nguy hiểm của những câu chuyện một chiều” (single story).
Câu chuyện một chiều

Để "text" hóa bài diễn thuyết này thì khá dài, nhưng đại ý cô Chimamanda muốn nói rằng, nhũng câu chuyện cứ được nói đi nói lại theo một chiều không được kiểm chứng ở diện rộng và từ những góc nhìn khác, là một sự nguy hiểm. Những “single story” như vậy xây dựng định kiến trong dư luận và nó trở thành chân lý lúc nào không hay.

Bản thân Chimamanda, khi du học đã gặp cú sốc văn hóa ngược, khi bạn cùng phòng cô là một tín đồ của lối thông tin 1 chiều. Định kiến rằng tất cả các nước châu Phi đều nghèo khó và lạc hậu, người bạn da trắng không ngừng ngạc nhiên khi Chimamanda – một du học sinh chân ướt chân ráo đến từ Nigeria có thể nói lưu loát tiếng Anh, hiểu biết sâu sắc về văn học Anh và các trào lưu hàng đầu của giới trẻ hiện đại. Thậm chí, khi đề nghị được nghe nhạc từ băng cát – xét mà Chimamanda mang theo, cô bạn ấy đã khá sửng sốt, khi thay bằng những “giai điệu rừng già châu Phi”, là các bản hít mới nhất của Mariah Carey.

Những “single story” chính là phương thức đang thống trị truyền thông và dư luận Việt Nam hiện nay. Cuộc chạy đua điên rồ của các tờ báo, dẫn đến sự đói khát thông tin thường trực của độc giả. Vòng đời của tin tức ngày càng ngắn lại. Bây giờ, ngay cả nhật báo cũng là quá chậm chạp, độc giả đòi hỏi những tin mới từng giờ. Đó là một diễn biến tâm lý hết sức dễ hiểu.

Và thế, “món tin tức” thay vì được phát hiện, kiểm định, double – check, thậm chí kìm lại để cân nhắc về hiệu quả tác động, thì bây giờ gần như được đưa thẳng tới “từng đĩa ăn” của các “thực khách” ở dạng thô ráp và thiếu trách nhiệm nhất. Tiêu chí bây giờ là "Nhanh, Nhiều và Nhiều hơn thế".

Biết sao được, báo in chạy đua phát thanh - truyền hình, phát thanh – truyền hình chạy đua với báo mạng, và báo mạng chạy đua với mạng xã hội (Facebook, blog..). Nhưng những tin tức, mới chỉ buổi sáng còn là vài dòng tin vắn, thì đến chiều đã là một làn sóng thực sự. 1, 2 ngày sau thì câu chuyện đã quá muộn để xoay chuyển sang hướng khác.

Câu chuyện một chiều ảnh 1

Thực phẩm có bẩn hay không còn phải được phân tích qua nhiều góc độ khác nhau.

Dẫn chứng thì rất nhiều. Ví như trào lưu đang được quan tâm hàng đầu là thực phẩm bẩn và chống thực phẩm bẩn. Tôi cảm thấy, ba chữ “thực phẩm bẩn” chẳng khác gì dấu hiệu Do Thái mà Đức quốc xã sơn lên các cửa nhà trong giai đoạn thế chiến 2. Gia đình nào có dấu sơn ấy, coi như đã chết. Bây giờ, ở đâu nói “thực phẩm bẩn” thậm chí món gì được kết luận “bẩn”, thì cả xã hội sẽ tẩy chay. Mùa Trung thu vừa rồi, 1 cửa hàng bánh gai truyền nổi tiếng tại Hà Nội đã thất thu thảm hại, chỉ vì thông tin đoàn kiểm tra ATVSTP kết luận “bẩn”. Mặc dù sau đó thông tin được xác định là chuyện của một cửa hàng khác, cùng phố, nhưng đã là quá muộn. Ông chủ tiệm bánh thở dài nhìn khách khứa lạnh lùng đi qua, chỉ có hàng phố là mừng thầm vì không bị hàng người xếp dài cản trở buôn bán…

Trở lại với câu chuyện của nữ văn sĩ Chimamanda Ngozi Adichie, sau khi nâng tầm nguy hiểm của “single story” lên những hậu quả lớn hơn, như xung đột sắc tộc, văn hóa, giữa các cộng đồng và giữa các quốc gia… cô kết thúc bài nói diễn thuyết của mình thế này: “Khi chúng ta từ bỏ những câu chuyện một chiều, khi chúng ta chấp nhận rằng sẽ không bao giờ có một câu chuyện duy nhất tồn tại, chúng ta sẽ cảm nhận được thứ tự như thiên đường”.

Tôi đồng ý với quan điểm rằng, ở vườn địa đàng, ngoài Adam - Eva và những trái táo ngọt, thì còn có những con rắn và dục vọng.

Gia Hiền

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.