Đã đến lúc tăng cường kiểm soát người nhập cảnh trái phép

(Ngày Nay) - Từ liên tục phát hiện những người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, cho thấy có ít nhất một đường dây để làm việc này. Trách nhiệm về kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng đang được đặt nặng hơn bất cứ lúc nào.

Nhà báo Lê Xuân Thọ
Nhà báo Lê Xuân Thọ
1. Sự vụ có vẻ nóng lên từ ngày 16/7, khi Công an TP.Đà Nẵng phát hiện 27 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đang ở trong một khách sạn. Trước đó khoảng 1 tuần, Công an TP.Đà Nẵng cũng đã phát hiện 4 trường hợp tương tự.
Sang ngày 18/7, đến lượt Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện 21 người Trung Quốc đang ở trong một cơ sở lưu trú, qua kiểm tra, tất cả những người này đều nhập cảnh khi chưa được phép.
Cả hai sự vụ trên, đều được Công an TP.Đà Nẵng và Quảng Nam tạm giữ hình sự nhiều đối tượng trong đường dây vận chuyển người trái phép, đồng thời khởi tố vụ án.
Mới đây nhất, sáng 27/7, Đội tuần tra của Cục cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Những người này đi từ Trung Quốc sang Lào Cai bằng đường thủy, dự định xuống sân bay Nội Bài để bay vào TP.HCM, thì bị phát hiện.
2. Từ những chi tiết đó, đủ để thấy có những đường dây vận chuyển người trái phép từ Trung Quốc sang. Sau khi lực lượng chức năng ở Quảng Ninh bóc trần một đường dây như vậy, thì được biết cái giá mà người được vận chuyển phải bỏ ra, là 4.000 Nhân dân tệ (hơn 13 triệu đồng), nếu trót lọt.
Không cần thiết phải làm thống kê số tiền mà những tay cầm đầu có được khi vận chuyển người, vì chắc chắn không có phần trăm nào từ số tiền ấy trở thành thuế, chuyển hóa thành ngân sách quốc gia cả.
Huống hồ, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại như hiện nay, không cần làm phép tính, cũng dễ dàng thấy thiệt hại phần nhiều. Và chúng ta còn nhiều thứ đáng lo nữa, đó là tình hình an ninh, trật tự, và nói không quá, là tiềm ẩn những hoạt động gián điệp.
3. Tôi nghĩ suy nhiều hơn về những câu hỏi mà độc giả gửi tới Ngày Nay trong những ngày qua: “Tại sao dạo này có nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào nước ta vậy? Trách nhiệm của biên phòng, cửa khẩu, hải quan,… ở đâu?”.
Độc giả có lí để hỏi điều đó. Vì nếu biên phòng thắt chặt, sẽ không có chuyện 5 người Trung Quốc đến Lào Cai bằng thuyền trót lọt rồi cùng nhau xuôi cao tốc Lào Cai - Nội Bài để xuống Hà Nội; vì nếu cửa khẩu nghiêm ngặt, sẽ không có chuyện hàng chục người Trung Quốc từ Phúc Kiến xa xôi đến Quảng Nam;…
Cũng có thể những lực lượng này đã làm tốt phần việc của mình một cách riêng lẻ, trong khi, để kiểm soát dòng người nhập cảnh trái phép, đó là chuyện không của mỗi lực lượng hay ngành nào. Nghĩa là, những lực lượng này cần phải liên kết lại, đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát của mình.
Nên nhớ, những trường hợp chúng ta phát hiện được, luôn chỉ là phần nổi của vấn đề. Cũng giống như vụ 39 thi thể người Việt bị phát hiện trong container ở Anh hồi cuối năm ngoái, phía sau đó luôn có những đường dây vận chuyển người trái phép. Đó như một vụ tai nạn, bởi những kẻ vận chuyển đã quên tắt máy làm lạnh sau khi xe được “thông quan”. Chi tiết này, bỏ qua sự đau lòng, chúng ta thấy rằng người Anh đã trang bị những công cụ để kiểm soát dòng người nhập cảnh trái phép như thế nào.
Tất nhiên, có thể không hoàn toàn áp vào nước ta toàn bộ những công cụ đấy, mà nên hiểu rằng, khó, không có nghĩa là không làm được!
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.