Nhộng rang - Canh Cáy

[Ngày Nay] - Cô gái út có một bữa bật nói: Từ ngày bà ngoại mất, con chưa được ăn một bữa nhộng rang nào ngon như của bà. 
Nhộng rang
Nhộng rang

Nhộng rang, mẹ tôi thường kén thứ nhộng tằm ta, tằm ăn lá dâu, be bé, vàng tươi, chứ tuyệt nhiên không đoái hoài tới nhộng tằm lai, tằm ăn lá sắn to thồ lồ, vàng nhợt. 

Ấy là bài học mà tôi học thuộc lòng mỗi lần theo mẹ ra chợ mua nhộng. Tôi còn nhớ như in là khi bà hàng gói nhộng và dúm lá chanh vào chiếc lá sen, mẹ tôi nhất định phải đòi bà thêm cho mấy tấm chanh nữa mới bằng lòng. 

Đem nhộng về, mẹ tôi bảo tôi rửa nhẹ tay, vẩy ráo, rồi mẹ đem ướp muối. Ngày xưa khó khăn, mẹ ướp muối mặn lắm. Đợi nhộng ngấm muối, bà cho vào xoong với săm sắp nước, đun sôi to, rồi hạ lửa, đun liu riu. Rồi bà lại tất tả lên nhà trên bán hàng. Mẹ bắt chị em chúng tôi canh cho xoong nhộng sôi đến kỳ cạn sạch nước. Lâu lắm. Có khi tôi mải đọc truyện, từ nhà trên ý chừng nghe thấy mùi nhộng xem xém lửa, mẹ tôi chạy vội xuống bếp nhắc xoong ra và không quên mắng vốn mấy câu.

Đoạn, bà sai tôi bóc mấy củ hành khô thái mỏng. Rồi rửa lau lá chanh và thái chỉ thật nhỏ. Trong lúc đó, bà cời bếp than cho lửa lớn hơn, đặt chiếc chảo to lên bếp, phi mỡ lợn với hành khô cho vàng ruộm, rồi mới đổ nhộng vào rang nhanh tay. Đám nhộng đổi mầu từ vàng tươi sang vàng sẫm, kêu lép bép. Mẹ tôi rưới vào chảo một thìa nước mắm ngon, mùi thơm dậy lên khắp nhà. Bà đảo tiếp mấy đũa nữa thì nhắc chảo ra, sai tôi thả đám lá chanh vào, trước khi xúc ra đĩa. 

Lúc ấy mùi thơm đã khiến chị em chúng tôi xốn xang đến ứa nước miếng. Nhưng ngày ấy còn lâu mới được nếm. Không có phép. Mà rồi ra thì nhà đông con, mỗi đứa nếm một con có mà hết chảo. 

Mấy chị em tôi lại tranh nhau lấy bát cơm nguội ra trộn chảo nhộng, trộn đi trộn lại, xúc ăn ngon lành trước khi vào bữa cơm chính. Sao mà ngon đến vậy? 

Canh cáy giã lọc thì Hà Nội xưa cũng hiếm, chỉ sẵn có là canh trứng cáy. Trứng cáy khô được các bà hàng khô ở chợ chia nhỏ gói bằng lá sen buộc rơm. Tôi còn nhớ ngày xưa cả nồi canh to, nhà hàng chục người ăn, mà mẹ tôi chỉ đưa cho 3 hào mua trứng cáy về giã ra đem nấu rau, mà nước canh cứ ngọt như đòng đòng. Trứng cáy khô xâu từng xâu, đem kho mắm mặn còn là món ăn cữ rất lành cho các gái đẻ ngày xưa. Ngày ấy, khi đi thăm người ở cữ, quà khách đem đến có khi chỉ là xâu trứng cáy và nải chuối chín, cũng đã là quý hóa lắm. 

Nhộng rang - Canh Cáy ảnh 1

Canh Cáy

Thế mà giờ đây, chả hiểu sao, cáy con cũng như trứng cáy, cứ khan hiếm dần. Chả biết có phải là do việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan ở các vùng nông thôn hay không? 

Cáy khác với cua. Cua nuôi được, nhưng cáy chỉ sống trong tự nhiên. Câu được mớ cáy khó hơn bắt được giỏ cua rất nhiều. Hễ thấy bóng người là cáy chạy biến. Chẳng thế tục ngữ vẫn có câu: “Nhát như cáy”.

Ngày xưa, mùa cáy đến, người ven sông, nhất là vùng nước lợ gần biển, câu được nhiều. Lắm nhà ăn không hết đem làm mắm, ăn cũng thơm ngon lắm. 

Chuyện dài dòng. Có lần nhà tôi có khách là bà mẹ vợ của ông anh chồng tôi ra chăm chị dâu tôi ở cữ. Bà là người thành Vinh, Nghệ An. Thấy tôi rang nhộng quá kỳ cầu, bà bảo để bà rang nhộng theo lối người xứ Nghệ ăn thử. Nghĩa là chỉ phi hành mỡ, cho nhộng vào đảo qua mắm muối, nhàn nhạt thôi. Lúc nhộng chín, thay vì rắc lá chanh, bà lại rắc rau răm. Bà bảo nhộng nhiều đạm ăn dễ đầy bụng, cho rau răm sẽ dễ tiêu. Và bà bảo, nhộng chỉ rang qua như thế ăn mới béo ngậy. Tôi nếm thử, thấy cũng là lạ, ngon miệng. Nhưng thực thà là có lẽ người Bắc vẫn ăn quen lối Bắc hơn chăng?

Tuy nhiên, có điều này thì bà cũng giống người Bắc, như mẹ tôi. Bà hay nhắc: Nhộng rang chỉ người thường ăn, chứ gái đẻ và con trẻ ăn thì dễ đầy bụng. Chả thế mà tục ngữ xưa có câu: “Chín tháng ăn rươi, mười tháng ăn nhộng”, là thế.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.