Sài Gòn ngày đầu cách ly toàn xã hội

(Ngày Nay) - Hôm nay (1/4), là ngày cách ly toàn xã hội bắt đầu có hiệu lực, và cũng là ngày Thủ tướng công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc. 
Sài Gòn ngày đầu cách ly toàn xã hội

Sài Gòn thêm vắng vẻ hơn so với những ngày trước, mọi thứ dường như chậm hơn, để 15 ngày sắp tới trở thành “giờ vàng” chống dịch. Toàn bộ quán cà phê quanh khu tôi sống hoặc đóng cửa, hoặc dán thông báo với nội dung đại loại “chỉ bán cà phê mang đi”.

Những hàng quán khác, cũng hành động tương tự. Cửa hàng bán quần áo của bà chị đồng hương ngay đầu ngõ cũng đã đóng cửa. “Chị đóng cửa được mấy hôm rồi. Giờ phòng chống dịch là trên hết. Mà cũng may, chủ nhà miễn tiền thuê cho chị” - bà chị phản hồi, sau khi tôi nhắn tin hỏi cửa hàng chị đóng cửa khi nào.

“Ước gì tay chủ nhà cũng miễn, hoặc giảm tiền thuê nhà cho mình trong mấy tháng này” - tôi ganh tỵ, trong lúc chạy ngang qua con phố sầm uất thuộc khu đất vàng của quận 2. Đường phố lác đác vài chiếc xe qua lại, dãy dài khu nhà bề thế mang dáng trầm mặc. Hơn 1 tháng trước đó, khi tôi ngồi uống cà phê ở con đường bên cạnh ngó sang, dãy nhà ấy rất nhộn nhịp, mọi thứ rất hối hả lao theo công việc.

Sài Gòn ngày đầu cách ly toàn xã hội ảnh 1

Bây giờ, theo suy luận của tôi từ những thông tin đã dò hỏi trước đó, trong những dãy nhà như vậy, vẫn còn sự hiện diện và hoạt động của con người, chỉ là hạn chế số lượng mà thôi. Họ được phân công lại, chỉ những phần việc nào cần thiết, sẽ cần có sự tác động của con người tại công ty, văn phòng. Còn lại, sẽ làm việc tại nhà qua hình thức online - một thuật ngữ đã quá quen thuộc với chúng ta.

Phía sau những dãy nhà khang trang, sẽ có những phận người lay lắt; phía dưới những tòa cao ốc, sẽ có những phất phơ dáng hình mưu sinh. Đó là mối quan hệ biện chứng giữa giàu và nghèo, dù bạn muốn hay không muốn, nó vẫn đang tồn tại. Có điều, trong bối cảnh dịch bệnh như thế này, khi sự giàu có tạm thời thôi hiện diện, thì những phận nghèo lại trở nên… trơ trọi, chênh vênh.

Góc phải nơi dãy nhà gần như đóng kín cửa trên một con đường ở quận 1, bà Nguyễn Thị Lực - 54 tuổi, quê ở Long An vẫn còn ngồi bán nước. Bà có sẵn mấy cái ghế nhựa loại nhỏ dành cho ai có nhu cầu. “Nhưng hơn cả tuần nay chẳng có ai ngồi cả. Họ dừng lại, mua nước rồi đi thôi” - bà Lực như giải thích. Lên Sài Gòn mưu sinh mấy năm nay, lần đầu tiên bà thấy phố phường hoang vắng như thế.

“Nhưng mấy hôm nay cô bán được không?” - tôi hỏi. “Cũng không đến nỗi nào” - bà Lực đáp lời, qua lớp khẩu trang, tôi “thấy” được tiếng cười của bà. Hình như, người nghèo quen khổ cực rồi, nên hay lấy cái cười làm niềm an ủi, hoặc là giấu đi những tiếng thở dài. “Hôm qua, tui với mấy bà bạn qua chỗ kia nhận đồ miễn phí. Tui chỉ lấy mấy cái khẩu trang, dù ở đó có đồ ăn nữa, vì tui chưa khổ đến mức đói, còn nhiều người khổ hơn tui mà”.

Và tôi lại “thấy” được tiếng cười qua lớp khẩu trang của bà Lực.

Sài Gòn ngày đầu cách ly toàn xã hội ảnh 2

Tôi chẳng lạ già người ở Sài Gòn chìa tay ra san sẻ với những mảnh đời khó khăn, và thường họ chẳng đao to búa lớn gì. Mà nếu có nói, họ chỉ kêu gọi những người khổ cực biết chia sớt cho nhau mà thôi. Nhưng ở thượng tầng, thì thành phố cần những quyết sách kịp thời và hợp lý hơn, để những người kiếm sống từ vỉa hè như bà Lực không thấy bị bỏ rơi.

Tôi nhớ 3 ngày trước, ông Nguyễn Thiện Nhân - Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh, khi trao đổi với báo chí liên quan dịch Covid-19, có nói rằng thành phố sẽ bàn việc hỗ trợ người vô gia cư. Việc này sẽ diễn ra song song cùng nỗ lực khống chế số ca nhiễm dưới 150 trong 2 tuần tới.

Lại nhớ, hồi cuối tháng 2, chính ông Nhân đã nói: “Đem thành tích để chữa hết bệnh cho một vài người so với chuyện phải chữa bệnh cho cả ngàn người là không thể giống nhau được”. Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh, sau những phân tích, cũng đã chỉ ra rằng giới hạn đỏ của thành phố này là 1.000 bệnh nhân, nếu hơn nữa sẽ dẫn đến vỡ trận.

Và hiện họ đang cố gắng để số ca nhiễm không chạm ngưỡng giới hạn đỏ đó, bắt đầu bằng ngày đầu tiên trong 15 ngày “giờ vàng” không để xảy ra quá 150 ca nhiễm. Tuy nhiên, cũng đừng quên rằng, mỗi chúng ta đang sống ở thành phố này, đang có… quyền năng tác động đến sự thành bại của chống dịch. Hãy kích hoạt quyền năng đó, bằng chế độ thực hiện cách ly toàn xã hội, mà hôm nay là ngày bắt đầu!

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.