Vàng mã nơi cửa Phật

(Ngày Nay) - Trong 20 năm qua, chùa Liên Hoa tại quận 11, TP HCM không cho phép đốt giấy tiền, vàng mã.
Vàng mã nơi cửa Phật

Từ giữa năm 1998 nhà chùa đã treo bảng thông báo: “Phật tử vào chùa cúng vong linh, xin miễn đốt giấy tiền, vàng mã, hãy lấy số tiền chuẩn bị đốt chuyển thành tiền thật, cứu giúp người nghèo và học sinh vùng sâu, vùng xa”. Trụ trì chùa Liên Hoa, Thượng tọa Thích Duy Trấn, giải thích với tôi, rằng chùa nói không với việc đốt mã “để làm được việc lợi đạo ích đời”.

Lợi đạo ích đời cụ thể ở đây là gì? Những năm đầu, chùa Liên Hoa tích quỹ từ thiện không đốt mã được vài trăm triệu đồng mỗi năm. Qua mỗi năm, quỹ từ thiện tăng dần. Năm 2016 quỹ có 2 tỷ đồng, năm 2017 đạt 3,7 tỷ đồng. Và, suốt 20 năm qua, nhà chùa đã dùng số tiền gần 20 tỷ đồng giúp đồng bào nghèo trên khắp cả nước. Số tiền ấy, đáng lẽ đã theo tro bụi bay đi.

Nhưng cả nước có tới 18.000 cơ sở tự viện Phật giáo, gồm chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất… Nhiều chùa vẫn “linh động” chấp nhận xây thêm chỗ hóa vàng để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Nhất là đầu năm, họ mang theo vàng mã như nhà lầu, xe hơi, người hầu kẻ hạ, ngựa voi, gấm vóc, điện thoại, đô la, tiền vàng bạc nén đến cúng, đốt. Vàng mã là một phương tiện để cầu xin thần thánh ban cho tài lộc, làm ăn hanh thông, thăng quan tiến chức hoặc cầu mong cho người thân ở cõi âm được sung túc, hạnh phúc hơn lúc còn sanh tiền thiếu thốn, cô đơn.

Trong 10 năm làm phóng viên Báo Giác Ngộ, tôi đã đến rất nhiều cơ sở thờ tự khắp cả nước. Trước mỗi chiếc am nghi ngút khói lửa, đang được một người cầm que gẩy gẩy để hóa vàng, tôi luôn dâng lên cảm giác buồn và bất lực.

Tôi nhẩm tính, mỗi năm có tới 8.000 lễ hội diễn ra trên ba miền đất nước và tiêu tốn khoảng 50.000 tấn vàng mã. Đó là chưa nói đến số lượng vàng mã xuất khẩu ra nước ngoài phục vụ kiều bào. Bộ đồ lễ vàng mã nhỏ có giá từ 300 đến 500 nghìn đồng, bộ lễ vàng mã trung bình giá bán 700 nghìn tới 1,5 triệu đồng. Những bộ vàng mã hoành tráng hơn để cúng cho việc lớn của cá nhân, gia đình, dòng họ, công ty, hội đoàn có thể lên tới hàng trăm triệu đồng cho một lễ cúng. Bao nhiêu tỷ đồng tiền thật đã bay đi?

Nhiều người sẽ nảy sinh thắc mắc, rằng duyên cớ gì mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam mới đây gửi công văn tới các cơ quan và tỉnh thành đề nghị “Tăng ni hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam”. Phật giáo và hành vi đốt vàng mã có liên quan gì?

Tôi xin trả lời rằng thực sự nó không liên quan gì đến nhau. Và động thái tuyên truyền “loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo” cũng không phải là chuyện mới lạ của các vị đại diện Phật giáo trong 80 năm trở lại đây.

Hành vi cúng đốt vàng mã xuất phát từ tín ngưỡng dân gian mà người theo nó đặt trọn niềm tin vào thế lực thần linh, ông đồng, bà cốt phù hộ độ trì. Tôi mới lục lại tài liệu có ghi giải thích của Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm (1930-2009), vị cao tăng của Phật giáo Đài Loan, Trung Quốc. Ông cũng là sư phụ của diễn viên Lý Liên Kiệt và cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu. Vị này cho rằng đốt vàng mã rất có thể xuất phát từ một loại tôn giáo gọi là Hỏa giáo. Hỏa giáo tin rằng Thần Hỏa có khả năng đưa vật bị đốt đến cho quỷ thần dùng. Trong Ấn Độ giáo có thờ Hỏa thần Agui (A Kỳ Tu) có công năng đem đồ tế bị đốt đến cho quỷ thần.

Phong tục đốt vàng mã thịnh hành từ đời nhà Đường. Sau nhiều thế kỷ, trong dân gian ngày nay, người ta không những đốt tiền giấy, bạc giấy, mà còn làm cả nhà cửa, gia cụ bằng giấy, ngày nay là điện thoại Iphone, máy bay, xe “mẹc” hay “audi”, du thuyền năm sao để đốt cúng cho người chết. Thói quen này không liên quan gì đến sinh hoạt Phật giáo. Bởi triết lý của Phật giáo chủ trương lấy tâm thành kính để có cảm ứng. Đã đạt tới chỗ tâm thành và cảm ứng rồi là có linh nghiệm, chứ không cần phải đốt sớ, tiền giấy, vàng mã. Trong Tam tạng Thánh điển của Phật giáo không hề có một dòng chữ nào nhắc đến việc cúng đốt tiền bạc, vàng mã.

Phật giáo Việt Nam trong 80 năm trở lại đây đã trải qua nhiều giai đoạn điều chỉnh và chấn hưng. Nhưng ở bất kỳ giai đoạn nào, các cao tăng đứng đầu Giáo hội cũng kêu gọi, vận động các cơ sở tự viện (bao gồm tổ đình, chùa, thiền viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường) giảm tối thiểu hình thức đốt vàng mã vì đó là mê tín, hao tốn tiền của, đồng thời có nguy cơ gây ra hỏa hoạn, ô nhiễm môi trường. Trong Giới luật Phật giáo còn cấm tăng ni hành nghề tà mạng như kinh doanh, cầu đảo, xin xăm, bói quẻ ngày lành tháng tốt, hầu đồng lên cốt... Các tăng ni trụ trì các cơ sở tự viện có nhiệm vụ hướng dẫn, giảng giải cho Phật tử, tín đồ biết rõ việc đốt vàng mã là hành vi mê tín, lãng phí tiền của.

Thầy tôi, Thiền sư Thích Thanh Từ, năm nay đã 95 tuổi, một vị cao tăng còn hiện hữu đã nhiều năm khẳng định rằng “Tục đốt giấy tiền, vàng mã lại là việc vô lý trên vô lý”. Ông cho rằng, những chiếc nhà lầu, quần áo bằng giấy đốt gửi xuống âm phủ là việc làm vừa trái đạo lý, vừa phí tổn tiền bạc vô ích, và “người có đôi chút nhận xét, lý luận không bao giờ chấp nhận việc làm mù quáng ấy”.

Trong hành động của mình, Giáo hội Phật giáo cũng không ngừng kêu gọi tăng ni, Phật tử, người dân hãy hoán chuyển việc đốt vàng mã thành hành động ý nghĩa hơn như giúp đỡ bệnh nhân nan y, người nghèo, những mảnh đời bất hạnh, xây cầu bê tông xóa cầu khỉ… Công đức ấy, vừa hồi hướng cho người thân quá vãng, vừa giúp người đang sống. “Hai nẻo âm dương” đều hoan hỉ.

Theo Vnexpress
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.