Xin đừng xem nhẹ hai chữ ‘gia đình’!

Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình. Và có được cả hai đó là hạnh phúc.
Xin đừng xem nhẹ hai chữ ‘gia đình’!

Cuộc sống xã hội hiện đại cùng sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động không nhỏ đến đời sống hôn nhân gia đình. Nó đã phá vỡ nề nếp gia phong đạo đức của mô hình gia đình truyền thống Việt Nam.

Nhiều giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Tình trạng bạo lực, mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình có chiều hướng gia tăng đến mức báo động.

Thực tế, rất nhiều cặp vợ chồng đến với nhau cũng vì “bác sĩ bảo cưới”. Lúc sống chung thì bị “ép buộc” bởi “nghĩa”, bởi “trách nhiệm” với con cái. Và cuối cùng, đến khi không thể “ép” được nữa thì họ lựa chọn giải pháp li dị.

Đấy là một thực trạng đáng buồn và đáng lưu tâm trong xã hội hiện nay. Có lẽ câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm là: Vì sao mô hình gia đình kiểu “gượng ép” như thế ngày càng phát triển mạnh?

Xin đừng xem nhẹ hai chữ ‘gia đình’! ảnh 1

Gia đình hạnh phúc là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Ảnh: Internet.

Tất nhiên, có muôn vàn nguyên nhân để trả lời cho câu hỏi đó. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có rất nhiều người đồng tình rằng: Không thể có một tổ ấm thật sự nếu một trong hai người vợ hoặc chồng có cách sống “ngoại”: Ngoại tình và hướng ngoại.

Quả thật, một gia đình làm sao có thể có được hai chữ “bình yên” khi một trong hai thành viên thích sống hướng ngoại, vui thú với cuộc sống bên ngoài hơn gia đình mình.

Ai có thể chịu nổi một cuộc sống mà sau giờ làm việc thì người vợ hoặc chồng chỉ mải mê với những chầu nhậu, cà phê, câu cá, mua sắm..., mặc cho người còn lại đang đợi chờ?

Và ai có thể chịu nổi khi cách sống đó là một trong những mắt xích quyết định sai lầm tiếp theo khó có thể tha thứ: Ngoại tình?

Ngoài ra, rất nhiều cuộc hôn nhân mà hai người đến với nhau nhưng chưa thực sự yêu và hiểu về nhau. Có thể là do sự gán ghép của cha mẹ hai bên, cũng có thể do chính bản thân hai người không làm chủ được hành vi của mình, trong một phút nông nổi đã để lại “kết quả không mong muốn” nên buộc phải kết hôn. Như thế thì làm sao có được hạnh phúc?

Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều cặp thật sự thương yêu nhau, đến với nhau bằng cả tấm chân tình. Nhưng đôi khi do tính cách cố chấp, bảo thủ, người này lại không biết cảm thông, chia sẻ với người kia, và điều đó chắc chắn dẫn đến sự bất hòa trong gia đình.

Li hôn – chuyện (có lẽ) rất đơn giản với người lớn chúng ta, nhưng nó là cả một vấn đề đối với con trẻ và thậm chí với cả dân tộc. Bởi mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Tế bào có mạnh khỏe thì cả thân thể mới khỏe mạnh được.

Cuối cùng, mong rằng những người vợ - người chồng, người cha – người mẹ hãy gạt bỏ đi sự ích kỷ của bản thân, hãy vì lợi ích chung để xây dựng nền tảng gia đình vững chắc. Bởi có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình. Và có được cả hai đó là hạnh phúc.

Xin mượn lời của Martin Luther để thay lời kết: "Hãy để người vợ khiến chồng mình vui vẻ trở về nhà, và hãy để người chồng khi mình rời nhà sẽ khiến nàng nuối tiếc."

Lầu Văn Thanh

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.