50 năm Con đường Hạnh phúc: Kỳ tích đã đi vào văn chương

Đường Hạnh Phúc (Hà Giang) đẹp như mơ, đầy chất bi hùng, lãng mạn với những cung đường hiểm trở như Cổng trời Quản Bạ, dốc Chín Khoanh, đèo Thẩm Mã, đỉnh Mã Pì Lèng... đã đi vào huyền thoại.
50 năm Con đường Hạnh phúc: Kỳ tích đã đi vào văn chương
Ngày đó, thanh niên xung phong tham gia mở đường Hạnh Phúc lao động rất hăng say. Sau mỗi ngày những kiện tướng đục lỗ choòng, phá đá, đập đá dăm lại được thông báo càng làm tăng thêm quyết tâm lao động giỏi trong mỗi đoàn viên, thanh niên. “Ai chưa đến công trường hãy đến thăm một lần cho biết/ Đến mà xem tận mặt những anh hùng thanh niên”. Đây là câu của nhà văn Nguyễn Tuân khi ông đến thăm công trường.
Càng lên cao, đi xa thì càng gian nan vất vả, những đoạn kè cua gấp hàng trăm mét, trông đã choáng ngợp, con đường chỉ như dải lụa vắt vẻo theo triền đá. Để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao năng suất lao động, hàng loạt sáng kiến như: Dùng bao tải gai cho hai đoạn tre làm ky khiêng đất đá, chỗ nào có đất dùng bàn chang gỗ kéo đất, đóng xe cút kít chở đất đá đổ xuống vực, dùng nước đổ vào lỗ choòng, dùng vỏ bắp ngô buộc vào choòng đục đá để tránh nước bắn lên mặt, lên người...
Những sáng kiến này đã đưa năng suất lao động tăng 150 - 300% so với giai đoạn đầu mở tuyến. Vách cao, vực sâu, đá gan trâu, gan gà nên choòng đục chỉ dùng được vài giờ đã cùn, đã mẻ. Những người thợ chữa choòng thường thức trắng đêm để rèn choòng cho hôm sau anh em có công cụ lao động.
Trong muôn vàn khó khăn, gian khổ, thiếu thốn thì việc thiếu nước là nan giải nhất. Mỗi buổi sáng, một người được phát một ca nước khoảng 1lít nước vừa dùng để đánh răng, vừa để rửa mặt, rửa mặt xong còn phải giữ lại nước ấy để đem đi đục lỗ choòng. Một tuần mới được ngày nghỉ để đi cả chục km tìm nguồn nước tắm. Trong bài thơ viết về công trường, nhà thơ Xuân Diệu đã viết: “Rửa mặt xong nửa ca nước đổ dồn/ Chiều rửa chân tay đem ra giặt/Giữ lại hôm sau đổ lỗ choòng”.
Chặng cuối cùng của con đường là đoạn từ Đồng Văn sang Mèo Vạc dài 28 km đầy khó khăn, nguy hiểm, vách đá dựng đứng, chất đá rắn, điều kiện thi công hết sức khó khăn, đặc biệt là 2.000m đoạn Mã Pì Lèng không chỉ vách dựng đứng mà còn chênh vênh trên vực sâu thẳm của dòng sông Nho Quế, dốc cao đến mức ngựa đi qua phải bạt vía, lạc hơi. Ban chỉ huy công trường đã tuyển chọn 30 thanh niên khỏe mạnh vào đội “Dũng cảm” (còn gọi là đội Cơ dũng) để thi công đoạn qua đỉnh Mã Pì Lèng.
50 năm Con đường Hạnh phúc: Kỳ tích đã đi vào văn chương - anh 1

Đường Hạnh phúc ở Hà Giang.

Các nhà văn, nhà báo đã ca ngợi sự kiện mở đường Hà Giang - Đồng Văn là một kỳ tích. Nhà văn Mã Anh Lâm trong tác phẩm: "Kỳ tích Mã Pì Lèng và con đường mang tên Hạnh Phúc" đã viết: "Lên đỉnh Mã Pì Lèng chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi, ngắm hình sông, thế núi vời vợi chất ngất, cảm nhận vẻ đẹp vô cùng của đất nước mình… không ai không cảm động khi chứng kiến diện mạo vùng cao biên giới đổi thay, con đường nâng bước cả cao nguyên xây dựng cuộc sống hạnh phúc, thỏa nguyện những người đã ngã xuống". Có những nhân chứng sống sau này đã tự thuật: “Suốt mấy năm ròng, không có lúc nào ngẩng mặt lên cổng trời để thấy những gì mình vượt qua nó vĩ đại tới mức nào”.

Với tổng ngày công sử dụng 2.246.321,5 công; đào đắp 2.899.638m3 đất đá. 42 cây cầu dài từ 5m đến 5,4m; 392 chiếc cống rộng từ 0,5m đến 2m. Tổng số tiền đã chi cho con đường: 5.549.201đồng. (Lúc đó lương công nhân lao động bậc 1 là 37đồng/tháng).

50 năm đã qua đi nhưng những năm tháng mở con đường Hạnh Phúc Hà Giang - Đồng Văn vẫn còn in đậm trong tâm khảm của các cựu thanh niên xung phong, như những dòng sau đây của nhà thơ Xuân Diệu trong thiên bút ký “Bản anh hùng ca giao thông”: "Tôi cảm ơn một ngày tháng 7 năm 1964, đời người của tôi được nới rộng thêm ra một gian hay một toa, thật ra là được bồi đắp thêm một thế giới; từ tháng ấy, năm ấy, đời tôi và tâm trí tôi được giàu lên thêm cái thế giới của ĐƯỜNG ĐI... Xin cho tôi ưu tiên viết về hai chương anh hùng ca như đôi câu đối trên núi dưới nước rất xứng nhau trong bản Anh hùng ca Giao thông vĩ đại.

Chương anh hùng ca thứ nhất diễn ra ở trên tỉnh Hà Giang. Khi chúng tôi đến thì con đường Hạnh Phúc, nhìn lên bản đồ thấy cao chót vót đã làm xong, nhưng hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai, tiếng thơm lao động vẫn còn... Mã Pì Lèng.

Mã Pì Lèng! Như một nóc nhà cheo leo của Tổ quốc, chiếc đèo sống - mũi- ngựa này thẳng đứng 90 độ, bao nhiêu khó khăn đã từng diễn trên đường Hà Giang - Đồng Văn thì bây giờ hầu như tập trung trên cái quãng đèo danh bất hư truyền này của đường Đồng Văn - Mèo Vạc... con đường nổi sóng nổi gió ở giữa lòng đá rắn ấy, sẽ lặng yên bình tĩnh uốn khúc như sông đã êm, hoàn thành một tráng khúc mở đường trên núi cao cho Tổ quốc!”.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm

Hà Nội lọt top 10 điểm đến yêu thích năm 2015

Mê đắm với những khu vườn tuyệt đẹp ở xứ sở mặt trời mọc

Khám phá 10 vịnh biển đẹp nhất miền Nam Trung Bộ

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.