Cẩm nang cho chuyến khám phá vùng đất Côn Đảo

Không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, Côn Đảo còn sở hữu bãi biển đẹp, món ăn ngon làm say lòng mọi du khách khi đặt chân tới nơi đây.
Cẩm nang cho chuyến khám phá vùng đất Côn Đảo

Côn Đảo hay còn có tên gọi khác là Côn Lôn, Côn Sơn, là huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Du khách muốn đến Côn Đảo có thể di chuyển bằng đường tàu hoặc hàng không. Nếu đi bằng đường biển, thường mất khoảng 12 tiếng đi từ cảng Cát Lái, Vũng Tàu, sau một đêm lênh đênh trên biển là đến nơi. Còn nếu đi máy bay, chỉ mất khoảng 45 phút đồng hồ bay từ sân bay Tân Sơn Nhất.

Với diện tích 76 km2, Côn Đảo ngày nay được ví như “thiên đường du lịch” bởi vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên và trù phú. Người dân Côn Đảo hiền hòa, mến khách. Do đó nơi đây càng được ưa chuộng bởi đông đảo khách trong nước và nước ngoài.

Thời gian thích hợp du lịch Côn Đảo

Cẩm nang cho chuyến khám phá vùng đất Côn Đảo - anh 1

Thời gian từ ra tết đến hết mùa hè, từ tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian tốt nhất để đi du lịch Côn Đảo. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 2, mặc dù vùng biển Côn Đảo thường có sóng lớn nhưng vì thời gian này là mùa khô nên luôn có ánh nắng chan hòa và cũng là thời gian đáng để đến Côn Đảo .

Tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian biển êm, mặc dầu là mùa mưa nhưng các trận mưa ở Côn Đảo chủ yếu là mưa rào kéo dài không quá 1 giờ đồng hồ, các thời gian khác trong ngày vẫn có ánh nắng chan hòa. Thời gian này thích hợp cho các tour tham quan trên biển, lặn ngắm san hô và khám phá đảo hoang. Đây cũng là mùa vích từ khắp nơi về Côn Đảo đẻ trứng.

Tháng 10 đến hết tháng 2, do ảnh hưởng gió Đông Bắc, vùng biển của Vịnh Côn Sơn thường có sóng lớn nhưng mặt ở phía Tây và Tây Nam mặt biển vẫn ềm đềm và ít chịu tác động của sóng gió.

Địa điểm đi chơi ở Côn Đảo

Những bãi biển lý tưởng

Nhắc đến Côn Đảo, du khách liên tưởng ngay đến những bãi biển nước trong xanh, chạy dọc dài đến tận đường chân trời bên những bờ cát trắng phau.

Bãi biển nằm ngay khu vực thị trấn Côn Đảo, khu cầu tàu 1959 là nơi thu hút đông nhất đối với khách du lịch, nhất là thời điểm sáng sớm và chiều tà. Nơi đây, có lợi thế nằm gần khu dân cư, bờ biển lặng, bãi cát mịn nên thích hợp cho du khách có thể thoải mái vui đùa. Chỉ mất vài phút đi bộ từ cách nhà nghỉ, khách sạn trong thị trấn, du khách có thể đằm mình dưới làn nước mát rượi. Nhiều khu vực bên dưới là những vạt tảo biển mơn man đôi chân. Nơi đây cũng tập trung nhiều tàu đánh cá, tàu phục vụ du khách đến thăm các đảo nhỏ.

Cẩm nang cho chuyến khám phá vùng đất Côn Đảo - anh 2

Bãi biển Đầm Trầu: Yên bình và thơ mộng hơn là bãi Đầm Trầu, nằm ở khu vực sân bay Cỏ Ống, cách trung tâm thị trấn khoảng 12 km. Bãi Đầm Trầu hầu như chưa được khai thác du lịch, vẫn còn vẹn nguyên bờ cát trắng thoai thoải, bao quanh là khu rừng hoang sơ. Nếu bạn ghé bãi Đầm Trầu, có thể vừa tắm biển vừa thưởng thức một vài đặc sản nơi đây là các loại hải sản tươi ngon với giá cả phải chăng.

Với những người ưa mạo hiểm và thích khám phá, bãi biển Ông Đụng nằm trong rừng quốc gia Côn Đảo là địa điểm lý tưởng. Tuy nhiên, bãi biển này không có bờ cát phẳng mà chủ yếu là các loại đá lớn nhỏ nằm xếp lớp. Bãi Ông Đụng được bao quanh bằng khu rừng già im lìm. Nơi này hầu như chỉ có các cán bộ kiểm lâm hay một số người dân địa phương biết đến.

Bãi Lò Vôi dọc đường Tôn Đức Thắng: thích hợp cho gia đình hoặc nhóm đông người.
Bãi An Hải: cách trung tâm huyện chỉ 10 phút đi bộ, được bao quanh bởi núi nên rất êm dịu và phẳng lặng, nước trong xanh.

Bãi Đất Dốc: các hẻm núi ăn sâu vào bở biển tạo ra các bãi biển nhỏ xinh đẹp và yên tĩnh.

Bãi Suối Nóng: Từ bãi Đầm Trầu, du khách có thể vượt một đoạn ngắn đường rừng để đến được bãi Suối Nóng, một bãi biển còn giữ nguyên nét hoang sơ và ít người biết đến. Đây là bãi biển tuyệt đẹp như một bức tranh sống động của vùng biển nhiệt đới với bãi cát trắng phẳng lì và một hệ sinh thái rừng ngập mặn hiếm có ở các hòn đảo khác.
Hòn Bảy Cạnh: Là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam. Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú. Đến với Hòn Bảy Cạnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá sinh thái rừng ngập mặn và bơi lặn ngắm san hô. San hô ở đây rất đa dạng về chủng loại với san hô dạng phiến, dạng bàn, dạng cành, khối đều thuộc sách đỏ của Việt Nam
Hòn Tài: Là bức tranh phong phú đầy màu sắc của các san hô hòa mình với những loại sinh vật biển ẩn dưới nắng xuyên qua làn nước trong xanh. Đến với Hòn Tài, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền bí của chốn thủy cung với nhiều lọai san hô rực rỡ, lạ mắt mà khó có thể bắt gặp ở một nơi nào khác. Tại Hòn Tài, bạn có thể thấy sóc mun - loại sóc đặc hữu chỉ có ở Côn Đảo, kỳ đà, tắc kè,…và nhiều loài chim biển, gầm ghì trắng - một loại chim quý hiếm thuộc họ bồ câu, khỉ mặt đỏ - giống khỉ quý đang được nuôi tại Hòn Tài.

Ngắm mặt trời

Du lịch Côn Đảo cho bạn cơ hội ngắm mặt trời tuyệt vời nhất. Thức dậy thật sớm để đón bình minh tại Mũi Cá Mập, mặt trời mọc qua hòn Bảy Cạnh, các đám mây trên bầu trời cùng với tia nắng ban mai tạo nên một màn trình diễn ánh sáng kỳ ảo. Chiều đến dạo qua bãi Nhát ngắm nhìn hoàng hôn ấm áp từ từ lặn qua Đỉnh Tình Yêu.
Rừng nguyên sinh Ông Đụng: Từ Côn Đảo, bạn có thể đi về phía Tây, trải nghiệm chuyến trekking 20 phút, băng qua rừng nguyên sinh Ông Đụng. Những hàng cây nhiệt đới xanh mát, hoang sơ dẫn đến bãi biển xinh đẹp cuối rừng.

Khu di tích nhà tù Côn Đảo

Cẩm nang cho chuyến khám phá vùng đất Côn Đảo - anh 3

Đến với Côn Đảo mà không ghé thăm các trại giam nổi tiếng Phú Hải, Phú Tường… có lẽ là điều thiếu sót và nuối tiếc lớn. Nơi đây chính là địa ngục trần gian, từng giam giữ khoảng 20.000 chiến sĩ cách mạng.

Trại Phú Hải được xây dựng đầu tiên trên đất Côn Đảo từ ngày 28/11/1861, nổi tiếng với những phòng biệt giam các tù nhân cách mạng. Nơi đây đã giam cầm nhiều các chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… cho đến cách chiến sĩ cách mạng: Bác Tôn, Phạm Hùng, Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương...
Ngoài các phòng giam lớn, biệt giam, trại còn có hầm xay lúa, nơi diễn ra những trò tra tấn man rợ. Đặc biệt nơi đây có cả giảng đường, nhà thờ, bệnh xá, nhà ăn… nhưng chỉ để thực dân Pháp che mắt các tổ chức nhân quyền.

Trại giam Phú Tường (xây dựng 1940) còn rùng rợn hơn với những chuồng cọp Pháp nổi tiếng trong lịch sử. 120 phòng giam, trong đó có 60 phòng giam ngoài trời cùng những thủ đoạn tra tấn vô cùng dã man đã giết chết hàng nghìn chiến sĩ cách mạng. Khi nơi đây bị phanh phui vào năm 1970, cả thế giới bàng hoàng về một “địa ngục trần gian” đã bị che giấu suốt mấy chục năm.

Những điểm du lịch tâm linh

Côn Đảo được mệnh danh là khu du lịch tâm linh với nghĩa trang hàng Dương - nơi yên nghỉ của hàng nghìn chiến sĩ cách mạng. Hầu hết du khách đến đây đều ghé thăm và thắp hương mộ chị Võ Thị Sáu vào đúng nửa đêm. Nghĩa trang Hàng Dương còn có bức tường được chạm khắc những hình ảnh sống động về cuộc chiến oai hùng của dân tộc Việt Nam.

Ngoài nghĩa trang, hai nhà tưởng niệm chị Võ Thị Sáu, bảo tàng Côn Đảo hay nhà chúa đảo đều là những địa điểm du khách không nên bỏ qua.

Đặc biệt, Côn Đảo còn có đền thờ bà Phi Yến - thứ phi của vua Gia Long. Ngôi đền nằm khép mình giữa một vùng rừng núi thanh bình, yên tĩnh. Ngoài ra, ngay sát bãi đầm Trầu còn có mộ cậu Cải - con trai bà Phi Yến.

Những sản vật của Côn Đảo

Cẩm nang cho chuyến khám phá vùng đất Côn Đảo - anh 4

Côn Đảo không nổi tiếng bởi các loại hải sản. Hầu hết các loại hải sản được người dân đánh bắt phục vụ nhu cầu trên đảo, nên nguồn hàng cho khách du lịch không mấy phong phú.

Hạt bàng: Đến Côn Đảo, đặc sản mà ai ai cũng mua về làm quà là hạt bàng. Từ những trái bàng thu lượm trên khắp đảo, người ta phơi khô, đập ra lấy hạt, sấy khô hoặc tẩm thêm đường, muối để bán cho du khách. Những hạt bàng bùi và thơm ngon theo chân du khách đến nhiều miền của Tổ quốc.

Ốc Vú Nàng: Những con ốc hình chóp, ngọt thịt, thơm ngon dù nuớng, luộc, xào, làm gỏi,… ngon nhất là ốc Vú Nàng nướng mỡ hành. Các quán ăn ở đây đều phục vụ đặc sản này. Bạn có có thể vừa thưởng thức hải sản vừa ngắm biển xanh ngắt.
Cá mú đỏ: Đặc sản vùng biển đảo. Thịt cá dai, ngọt và thơm.
Tôm hùm và Tôm hùm mũ ni: Tôm hùm được xem là “vua hải sản” ở Côn Đảo, tuy không rẻ hơn trong đất liền bao nhiêu nhưng tôm ở đây tươi ngon đặc biệt.

Mắm hàu: Món nước chấm không thể thiếu trong bữa ăn ở Côn Đảo. Làm từ thịt hàu trắng tươi, trộn với muối, ớt, gia vị,… trong nhiều ngày, lắng ra loại nước thơm lừng màu nâu đỏ làm nên sự độc đáo cho các món ăn ở đây.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.