'Đi gặp mùa xuân' ở lưng chừng Tây Bắc

 Tên cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh hoá ra lại là một ẩn dụ về hành trình hay ho của bất cứ ai mỗi khi năm mới đến. Đó không chỉ là những chuyến du xuân đơn thuần, mà chính là hành trình tâm linh để bản thể của mình có cơ hội kết nối với đất trời, vũ trụ. Ở Tây Bắc, có một nơi kỳ diệu để kết nối như vậy.

An lạc từng bước chân

Đây không chỉ là tiêu đề một cuốn sách Phật giáo nổi tiếng mà chính là cảm giác khi hành hương tới đỉnh Fansipan mỗi khi vào mùa Lễ hội Mở cổng trời đầu tháng Giêng, đứng trước quần thể kiến trúc tâm linh đẹp ngoạn mục ở nơi suối nguồn linh khí của dân tộc.

'Đi gặp mùa xuân' ở lưng chừng Tây Bắc ảnh 1

Hành trình của du khách ở chốn tâm linh ấy là những trải nghiệm đỉnh cao giữa trập trùng sương khói, thực hư đan xen, mây trắng và ánh sáng thoắt ẩn hiện, thiên nhiên hùng vĩ bao bọc kiến trúc tinh xảo, ngàn hoa bồng bềnh giữa tiếng kinh cầu ngân vang…

Hành trình ấy được dẫn lối từ trải nghiệm vô cùng ấn tượng, khi du khách được “rẽ mây” sau khi bay qua thung lũng Mường Hoa trên cabin cáp treo. Vừa thoắt qua khối ngọc xanh của cỏ cây, đồng lúa, cánh rừng, họ đã lại được chạm vào “đường xưa mây trắng” khi cabin di chuyển dần lên cao hơn. 5 phút bồng bềnh giữa trập trùng núi non trôi qua, sắc nắng quang đãng đã xuất hiện trước mặt, cảm giác thật kỳ thú.

'Đi gặp mùa xuân' ở lưng chừng Tây Bắc ảnh 2

Rời khỏi cáp treo, leo qua những bậc đá dựng đứng là chạm tới cổng trời Thanh Vân Đắc Lộ, một thế giới tâm linh của người Việt ngàn năm như được đánh thức. Nơi khởi đầu của hành trình tâm linh ở chốn bồng bềnh mây trắng này là Bích Vân Thiền Tự với kiến trúc của một ngôi chùa “ba gian hai chái” thảnh thơi tạc vào thế núi. Du khách có thể dâng sớ cầu an tại đây, sau đó nhanh chóng rảo bước tới khu vực Đại tượng Phật A Di Đà – một trong những điểm nhấn của quần thể. Bức tượng A Di Đà bằng đồng lớn nhất Việt Nam này toạ trên thế đất bao quát tứ bề rừng núi Hoàng Liên.

Tuyệt tác nghệ thuật mang dấu ấn linh thiêng trên đỉnh cao Tây Bắc là kết quả của kỹ thuật đặc biệt, kết hợp với trang trí kế thừa mỹ thuật thời Trần, giai đoạn hưng thịnh nhất của Phật giáo Việt Nam. Nếu hữu duyên, du khách tới cổng trời vào buổi sáng sẽ được “hạnh ngộ” giây phút những tia sáng đầu ngày chiếu rọi vào pho tượng, toả ánh hào quang.

Những gốc đỗ quyên đại thụ cả trăm năm tuổi men theo sườn núi bên đường La Hán, trầm tư như nét mặt 18 vị La Hán, dẫn lối tới Kim Sơn Bảo Thắng Tự - quần thể kiến trúc đậm chất chùa Việt, tiệp với thiên nhiên, từ đường nét chạm trổ tinh tế, đến vật liệu ngói nung, gỗ mộc… Trên trục chính của công trình này toạ lạc bảo tháp 11 tầng ốp đá sa thạch, kế thừa thiết kế từ ngôi tháp chùa Phổ Minh ở Nam Định.

Tọa lạc trên một tảng đá lớn, hướng ra biển mây bồng kỳ ảo, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát mang đến cảm giác thư thái, thoát tục an nhiên rất khó gọi tên. Sau khi men theo con đường đá quanh co để lên tới chân tượng Phật, phần thưởng thanh tịnh nhất cho du khách là khoảnh khắc được lắng lại thân tâm tìm về bản thể giữa thiên nhiên khoáng đạt.

Những nẻo đường hồn Việt

Lên Fansipan, hoà mình giữa lưng trời Tây Bắc, với đỉnh cao muôn trượng nhưng vẫn đậm hồn xứ Bắc, văn hoá Kinh Bắc – có lẽ là nét độc đáo hiếm có của quần thể Sun World Fansipan Legend.

'Đi gặp mùa xuân' ở lưng chừng Tây Bắc ảnh 3

Ở đó, các công trình tâm linh hội tụ tinh hoa của kiến trúc chùa gỗ Việt  từ thế kỷ 15, 16 theo phong cách mộc, nguyên vật liệu tự nhiên, kế thừa thiết kế từ những công trình tâm linh xưa cũ... Nương tựa thiên nhiên và được thiên nhiên bảo bọc, các công trình ở đây được thiết kế như thể đã tồn tại trên đỉnh thiêng từ cả trăm năm trước. Ngôi chùa lớn nhất chỉ có 5 gian, cao dưới 10m, sân thềm chỉ rộng dưới 30m, các đường lên chia nhỏ thành từng đoạn ngắn, có chiếu nghỉ, bám ghép vào thế đất. Dáng dấp kiến trúc gỗ có niên đại sớm nhất như chùa Bối Khê, chùa Thái Lạc, chùa Thầy… xuất hiện giữa ngàn mây. “Hồn xưa thu thảo” của kinh thành Thăng Long hiện diện ở các trang trí trên góc mái. Sự thân thuộc của chùa chiền, đền đài xứ Bắc được gợi ra từ gỗ tứ thiết, gạch ngói phục chế từ đất nung và men, kỹ thuật sơn thếp đặc trưng cho đồ thờ…

'Đi gặp mùa xuân' ở lưng chừng Tây Bắc ảnh 4

Với những nét độc đáo giao hoà giữa thiên nhiên và kiến trúc này, công trình tâm linh trên “nóc nhà Đông Dương” của Việt Nam đang ngày càng thu hút khách thập phương. Kể từ đầu năm 2018, Hội xuân mở Cổng trời Fansipan đã trở nên thân thuộc với du khách. Ngọn núi hùng vĩ, huyết mạch của  quốc gia, cũng là suối nguồn linh khí được quần thể tâm linh nơi này tôn thêm sự màu nhiệm. Như Đại lễ thượng toạ Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng dự báo các công trình được khai quang sẽ tiếp tục khơi dậy nguồn tâm linh dồi dào, mang tới sự an lạc cho tất cả mọi người. Không chỉ là “hỏi đường mây trắng qua” ở xứ Miến, xứ Ấn xa xôi, Hội xuân Mở cổng trời Fansipan cùng với Lễ hội Khèn hoa và không gian văn hóa Tây Bắc được tổ chức mỗi dịp xuân về tại Fansipan góp thêm một địa chỉ cầu an, bái Phật đầu năm mới thật thiêng liêng cho các tín đồ Phật tử, với nhiều trải nghiệm mà chỉ Fansipan mới có.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.