Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi

Hơn 40.000 tăng ni tại Học viện Phật giáo lớn nhất thế giới này không được phép xem ti vi nhưng lại được dùng iPhone. Họ sống trong những ngôi nhà gỗ đỏ không có toilet, không có hệ thống sưởi dù mùa đông nơi đây vô cùng lạnh giá.
Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi
Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 1

Học viện Phật giáo Larung Gar (hay còn gọi là Học viện Phật giáo Serthar) ở Trung Quốc là nơi tu hành của 40.000 tăng ni. Khu vực này nằm tách biệt và cách Thành Đô gần 600 km. Nơi đây, các tăng ni không được sử dụng tivi, nhưng lại được dùng iPhone. Chỗ ở của các thầy tu và sư cô cách biệt nhau bởi một con đường quanh co nằm ở giữa.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 2

Giữa những ngọn đồi xanh ngắt ở Thung lũng Larung Gar ở Tây Tạng, Trung Quốc, là hàng ngàn những túp lều gỗ sơn màu đỏ được dựng lên. Đây chính là Học viện Phật giáo Larung Gar, là cơ sở Phật giáo lớn nhất thế giới.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 3

Những túp lều gỗ đỏ này được dựng lên từ những năm 80 và hiện là nơi ở của hơn 40.000 tăng ni. Họ tới đây để học, nghe giảng về Phật pháp và sống ở vùng núi này.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 4

Hàng ngàn căn nhà gỗ nơi đây đều y hệt nhau từ thiết kế cho tới màu sơn đỏ, nâu. Mỗi căn nhà có 3 phòng và không có hệ thống sưởi cũng như toilet. Các ngôi nhà gỗ dựng san sát nhau và nhìn từ xa như một biển đỏ nhấp nhô trên triền đồi.
Ni cô và thầy tu sẽ ở trong những ngôi nhà gần trường của họ và được phân theo tuổi và giới tính. Điều kiện sống ở đây không được tiện nghi cho lắm, vì không có toilet riêng trong nhà nên những tăng ni này phải dùng toilet công cộng và trong nhà thì không có máy sưởi.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 5

Học viện Phật giáo này nằm cách Thành Đô 600 km và nằm trong thung lũng Larung ở độ cao 4.000 mét, cách thị trấn Sertar, Garze, Tây Tạng khoảng 15 km. Muốn tới đây thăm quan bạn phải đi bằng xe ngựa và phải mất 20 giờ di chuyển.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 6

Vì không được xem tivi, nên các tăng ni thời gian rảnh thường cầu nguyện, học tập và giảng đạo trong học viện. Học viện Larung Gar thu hút rất nhiều sinh viên từ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Malaysia tới học.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 7

Những nhà sư Tây Tạng, còn được gọi là Lạt ma, đang đứng mua rau tại một cửa hàng rau ở Viện Phật giáo Serthar.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 8

Các ni cô đi bộ qua những dốc núi dựng đứng cao gần 5m để tới trường.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 9

Tuyết phủ khắp những ngọn núi ở Học Viện Phật giáo Larung Gar, nơi rất lạnh lẽo vào mùa đông.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 10

Tu viện Phật giáo lộng lẫy là trung tâm của học viện. Nó có một bức tường để ngăn các tăng ni trà trộn vào.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 11
cảnh Viện Phật giáo Serthaar vào ban đêm

Khi đêm xuống, cảnh Viện Phật giáo Serthaar thật huyền ảo với hàng ngàn ngọn đèn nhỏ thắp sáng cả khu đồi.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 12
Một số người Tây Tạng sinh sống nơi đây

Khu đồi núi này còn là nơi ở của một số người Tây Tạng.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 13
Con đường ở Viện Phật giáo Serthar

Những ni cô Tây Tạng trên một con đường ở Viện Phật giáo Serthar.

Học viện Phật giáo: 40.000 tăng ni không được xem tivi - anh 14
Học viện Sertar nằm trên độ cao gần 4000m so với mực nước biển

Học viện Sertar nằm trên độ cao gần 4000m so với mực nước biển và những người sống ở đây phải chống chọi với khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Học viện Phật giáo Serthar được Jigme Phuntsok, một vị Lạt ma có ảnh hưởng của truyền thống Nyingma, thành lập năm 1980 ở vùng thung lũng không có người ở.

Gia An

Xem thêm:

Ngắm nhìn kiệt tác kiến trúc của thánh đường hồi giáo

Phi công được gợi ý kết hôn sớm để bay an toàn hơn

Thăm xưởng sản xuất dược phẩm cổ xưa nhất trên thế giới

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.