Những khác biệt nổi bật trong bữa ăn của người Mỹ và người Nhật

(Ngày Nay) - Cơm, rau, cá là một trong số những món ăn chủ đạo trong bữa cơm hàng ngày của người Nhật. Trong khi đó, người Mỹ lại yêu thích thịt, khoai tây, phomai và các thực phẩm làm từ sữa.
    Những khác biệt nổi bật trong bữa ăn của người Mỹ và người Nhật

    Đây là một sự tương phản khá lớn và đó cũng là lý do các nhà khoa học luôn so sánh chế độ ăn truyền thống của người Nhật Bản và người Mỹ. Đối với các nhà khoa học, thói quen ăn uống của người Nhật luôn giàu dinh dưỡng và rất lành mạnh.

    Khẩu phần ăn của người Nhật Bản nhỏ hơn.

    Ở Mỹ, người ta thích những bữa ăn thật no nê và giàu đạm. Nhưng ở Nhật Bản, một bát cơm nhỏ thường là món chính và họ chỉ ăn kèm với cá hoặc một loại protein thực vật như đậu phụ hoặc đậu tương, súp, dưa chua và các món ăn phụ khác.

    Những khác biệt nổi bật trong bữa ăn của người Mỹ và người Nhật ảnh 1Những bữa ăn của người Nhật thường có khẩu phần rất nhỏ

    Theo ước tính, người Nhật Bản thu nạp trung bình ít hơn 1.000 calo mỗi ngày so với người Mỹ.

    Người Nhật thường không thích đồ ăn sẵn như người Mỹ

    Theo CNBC, tính đến tháng 9/2017, có tới 90% người Mỹ nói rằng họ không thích nấu ăn. Khoảng 45% hoàn toàn ghét nó, và 45% là lúc thích lúc không. Do vậy, người Mỹ thường có xu hướng chọn các đồ ăn sẵn thay vì thực phẩm tươi sống mua về nhà tự chế biến.

    Những khác biệt nổi bật trong bữa ăn của người Mỹ và người Nhật ảnh 2Nếu người Mỹ yêu thích đồ ăn sẵn thì người Nhật lại chọn những bữa ăn ngon lành tự chế biến

    Trong khi đó, chỉ có 16% người Nhật Bản cảm thấy yêu thích đồ ăn được chế biến sẵn. Một con số hoàn toàn trái ngược so với người Mỹ.

    Chế độ ăn truyền thống của Nhật Bản đa dạng hơn chế độ ăn của người Mỹ.

    Nghiên cứu mới từ tháng 2 năm 2018 trên tạp chí Nutrients vạch ra tầm quan trọng của sự cân bằng và đa dạng trong các bữa ăn truyền thống của Nhật Bản. Bên cạnh gạo, cá và rau là những thực phẩm chủ lực của chế độ ăn uống, người Nhật còn thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm theo mùa.

    Những khác biệt nổi bật trong bữa ăn của người Mỹ và người Nhật ảnh 3Bữa cơm truyền thống của người Nhật rất phong phú và thường xuyên thay đổi theo mùa

    Các sản phẩm làm từ động vật – bao gồm cả thịt và sữa - không đóng một vai trò lớn trong chế độ ăn truyền thống của Nhật Bản. Thay vào đó, họ ưa chuộng các loại protein từ cá và thực vật, bao gồm cả đậu phụ và các loại đậu khác nhau. Đây đều là những thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào và tốt cho tim mạch chúng ta.

    Rau quả đóng một vai trò lớn trong thực phẩm hàng ngày ở Nhật Bản

    Theo CDC, khoảng 90% người Mỹ không ăn đủ trái cây và rau quả, trong khi đó, đây lại là một phần rất lớn của chế độ ăn uống trung bình của Nhật Bản.

    Những khác biệt nổi bật trong bữa ăn của người Mỹ và người Nhật ảnh 4Người Nhật rất ưa chuộng rau xanh trong bữa ăn của mình

    Các bữa ăn Nhật Bản có xu hướng sử dụng nhiều loại rau quả tươi, không phải những món được chế biến, đóng gói. Bữa ăn của người Nhật cũng có xu hướng cung cấp nhiều nước cho người ăn, do đó súp và rau là 2 thứ không thể thiếu. Trong khi đó, có rất nhiều người Mỹ không thích ăn rau.

    Món tráng miệng của người Nhật không quá ngọt

    Những khác biệt nổi bật trong bữa ăn của người Mỹ và người Nhật ảnh 5Món tráng miệng yêu thích của người Nhật thường là trái cây

    Tất nhiên, người Nhật Bản cũng yêu các món tráng miệng và đồ ngọt của họ, nhưng những món ăn này lại không ngọt như những món tráng miệng ở Mỹ. Tác giả của cuốn sách nấu ăn và blogger thực phẩm Makiko Itoh cũng cho biết thêm rằng trái cây tươi là một lựa chọn yêu thích của người Nhật cho món tráng miệng thay vì các loại bánh ngọt hay kem có hàm lượng chất béo cao trong món tráng miệng của người Mỹ.

    Theo Brightside

    TIN LIÊN QUAN
    Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
    Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
    Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
    WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
    WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
    Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
    Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
    Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
    Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
    Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
    Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
    (Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
    Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
    Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
    (Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
    Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
    Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
    (Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
    Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
    Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
    (Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.